1. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E
Chân tay lạnh là do thiếu tuần hoàn máu đến những bộ phận xa trong cơ thể. Vitamin E giúp nở rộng các mạch máu ngoại biên và thúc đẩy tuần hoàn máu. Thực phẩm giàu vitamin E gồm dầu của các loại hạt, bí đỏ, các loại hạt, mầm lúa mỳ, lòng đỏ trứng, rau lá xanh, thịt và các sản phẩm sữa.
Bí đỏ giàu vitamin E, giúp giảm chứng lạnh chân tay. Ảnh: Xinhua.
2. Ăn nhiều thực phẩm chứa niacin
Niacin có ích trong việc ổn định hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Nó giúp điều trị các chứng tiêu chảy kích thích, viêm da, và nở rộng các mạch máu ngoại biên, cải thiện chứng lạnh chân tay.
Bạn có thể tìm thấy niacin ở trong gan động vật, trứng, sữa, pho mát, các sản phẩm từ bột mỳ chưa tẩy trắng, nấm, lạc, đậu, cà phê. Một bí quyết nữa là vitamin nhóm B giúp tổng hợp niacin. Do vậy, bạn có thể bổ sung 30-60 mg vitamin B mỗi ngày.
3. Dùng gia vị cay vừa phải trong nấu nướng
Các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, mù tạc... giúp gia tăng thân nhiệt, do đó thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm bớt chứng lạnh chân tay. Vì thế, hãy tập bổ sung các gia vị này trong bữa ăn hàng ngày.
4. Ăn thêm nhiều thực phẩm nóng
Nhiều loại thức ăn có tính nóng trong tự nhiên có thể giúp giảm bớt chứng lạnh chân tay. Chúng gồm thịt bò, thịt cừu, hải sản, gạo nếp, đậu hành, đậu phụ, đường đỏ, vừng, cải bắp, cà rốt, cải bó xôi, lê, quả mơ...
5. Dùng các loại thảo dược cải thiện chứng chân tay lạnh
Bạn có thể dùng các loại thảo dược có tính nóng như quế, tiêu, sâm, nhục đậu khấu... Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ đông y về việc này.
Nguồn: Việt Báo