Ảnh minh họa:Internet
Giáo sư Ann Richardson thuộc trường ĐH Canterbury, New Zealand cho biết có khoảng hơn 2.800 người New Zealand được chuẩn đoán mắc ung thư ruột mỗi năm và việc thay đổi thói quen ăn uống có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới.
Sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ mắc ung thư ruột ở Nhật Bản và Hồng Kông có liên quan đến những thay đổi về chế độ ăn uống - bắt đầu xuất hiện ở những quốc gia này trong khoảng 50 năm trở lại đây. Tính theo đầu người, tỷ lệ người ăn cơm giảm khoảng 50% tại Nhật Bản trong vòng từ 20 đến 30 năm trở lại. Ở các nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ - những nơi vẫn dùng cơm trong các bữa ăn chính - lại không xảy ra tình trạng tương tự, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột vẫn thấp.
Tỷ lệ ung thư đại trực tràng (hay còn gọi là ung thư ruột kết) ở Nhật Bản và Hồng Kông gia tăng quá nhanh nên không thể cho rằng nguyên nhân của tình trạng này có liên quan đến vấn đề gien. Thay vào đó, các nhà khoa học đánh giá rằng hiện tượng này phải xuất phát từ nguyên nhân khác nguy hiểm hơn, có thể là do một nhân tố phòng bệnh nào đó đã bị mất đi. Một số kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy cơm có khả năng ngăn cản sự phát triển của các khối u. Đây chính là chìa khóa giải thích cho hiện tượng gia tăng ung thư ruột bất thường kể trên.
Theo số liệu thống kê, lượng gạo nhập khẩu ở New Zealand vào năm 1990, mỗi một người dân của đất nước này chỉ ăn khoảng 3 kg gạo. Vào năm 2012, mức gạo tiêu thụ trên đầu người ở nơi New Zealand đã tăng lên 8kg. Một báo cáo y tế của chính phủ New Zealand năm 2010 cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư ruột cao nhất thuộc về những người đàn ông của tộc người Pakeha và Maori (nhóm dân có nguồn gốc từ châu Âu). Trong khi đó, nhóm người gốc châu Á và các đảo thuộc Thái Bình Dương lại có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.
Nguồn Phunu online