Tiếp đó, trong giai đoạn 2013-2015, Bộ Tư pháp cần đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về nuôi con nuôi phục vụ công tác kế hoạch, quản lý và cung cấp dịch vụ công.
Thí điểm tổ chức cho trẻ về thăm quê hương
Cũng theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tư pháp xây dựng và triển khai thực hiện trong các năm 2013-2015 chương trình thí điểm về việc tổ chức cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài về thăm quê hương đất nước.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành trong năm 2013 Thông tư liên lịch về cơ chế phối hợp trong việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi ở nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong các tình huống cần thiết.
Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ, trong năm 2012, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo hướng minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
Công ước Lahay số 33 ngày 29/5/1993 (Công ước Lahay số 33) về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đã được Chủ tịch nước phê chuẩn tại Quyết định số 1103/2011/QĐ-CTN ngày 18/7/2011.Tham gia công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, Việt Nam có cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với các nước thành viên Công ước mà trước đây chưa ký kết Hiệp định song phương với Việt Nam, qua đó giúp mở rộng địa bàn tìm kiếm các gia đình có đủ điều kiện và nguyện vọng nhận trẻ em làm con nuôi.
Cũng thông qua cơ chế hợp tác này, các tổ chức, cơ quan liên quan của Việt Nam cũng có thêm cơ hội trao đổi kinh nghiệm với các nước thành viên công ước trong quản lý và giải quyết vấn đề nuôi con nuôi quốc tế.
Nguồn chinhphu.vn