Dạy con tính tự chủ, kỉ luật

Bé cần phải được cha mẹ rèn luyện từng bước một để có thể làm chủ được những hành vi của bản thân, không làm tổn thương những người xung quanh.

Tính tự chủ, kỉ luật là gì?

Tính tự chủ, kỉ luật giúp bé phát triển khả năng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Tính kỉ luật, tự chủ hạn chế những hành vi cư xử không thích hợp, khuyến khích bé, hướng dẫn bé và giúp bé cảm thấy tốt về bản thân, hơn nữa, dạy bé cách nghĩ về chính bản thân chúng.

Đánh mắng có phải là cách hữu dụng để rèn tính kỉ luật, tự chủ cho bé?

Câu trả lời rõ ràng là không. Tính tự chủ, kỉ luật giúp bé học cách kiểm soát hành vi của bản thân. Còn việc đánh bé chỉ dùng để trực tiếp kiểm soát hành vi của bé.

Đối với các bé còn nhỏ, bé thường khóc rất to khi bạn đánh bé nhưng đối với bé lớn hơn, bé lại học được cách giải quyết vấn đề bằng bạo lực từ bạn. Rất nhiều các bậc cha mẹ than phiền rằng, sau khi họ đánh bé được vài tiếng thì bé lại lặp lại lỗi.

Roi vọt chỉ khiến cho bé sợ bạn chứ không kính trọng bạn. Nếu bé sợ bạn, bé chỉ vâng lời lúc có bạn, còn nếu không có bạn bên cạnh, bé sẽ trở thành một đứa trẻ ngang ngạnh và bất cần.

Chính vì thế dùng roi vọt không phải là cách tốt nhất để dạy bé tính kỉ luật, tự chủ.

Nếu không đánh bé thì bạn sẽ làm gì để rèn kỉ luật cho bé?

Bạn có thể làm rất nhiều thứ giúp bé học cách kiểm soát bản thân như bạn làm cho bé cảm thấy yêu quý chính bản thân mình, chỉ cho bé thấy những người không có hành động kiểm soát bản thân thì sẽ gặp rắc rối như thế nào, định hướng lại những hành vi sai của bé theo hướng thích hợp…

Bạn sẽ làm gì?

Một điều bạn nên làm là hình thành cho bé thói quen đúng giờ đi ngủ, giờ ăn và giờ làm việc nhà. Thói quen sẽ giúp cho bé cảm thấy an tâm vì bé biết những điều mà cha mẹ trông chờ.

Bé thường khó có thể chuyển từ hành động này sang hành động khác. Ví dụ, bé đang chơi nhưng lại đến giờ đi ngủ. Với tình huống này, bạn nên nhắc bé trước khoảng vài phút để bé kết thúc trò chơi và leo lên giường. Bạn cũng đưa ra những lựa chọn như: “Con có thể uống sữa và nước trái cây nhưng không được uống sô đa”.

Đối với những nguyên tắc cư xử, chỉ nói thôi không đủ mà còn phải khiến bé nhớ.

Ngoài ra, bạn cần nhắc nhở bé những quy tắc của gia đình, quy tắc trong cư xử, quy tắc ở chỗ đông người… Mỗi ngày, bạn dạy con một chút bằng việc giúp bé có thời gian thực hành.

Nguồn Alobacsi.vn