Ảnh minh họa
ĐHKH Tự nhiên: tuyển 285 chỉ tiêu: Toán học: khối A, 30 người, điểm nhận hồ sơ: 17,5; Máy tính và Khoa học thông tin: khối A, 40 người, điểm nhận hồ sơ: 17,5; Vật lý: khối A, 20 người, điểm nhận hồ sơ: 17,0; Khoa học vật liệu: khối A, 20 người, điểm nhận hồ sơ: 17,0; Công nghệ hạt nhân: khối A, 30 người, điểm nhận hồ sơ: 17,0; Khí tượng học: khối A, 20 người, điểm nhận hồ sơ: 16,0; Thuỷ văn: khối A, 20 người , điểm nhận hồ sơ: 16,0; Hải dương học: khối A, 20 người, điểm nhận hồ sơ: 16,0; Địa lý tự nhiên: khối A, 20 người, điểm nhận hồ sơ: 16,0; Quản lý đất đai: khối A, 10 người, điểm nhận hồ sơ: 17,0; Địa chất học: khối A, 25 người, điểm nhận hồ sơ: 17,0; Kỹ thuật địa chất: khối A, 20 người, điểm nhận hồ sơ: 16,0; Quản lý tài nguyên và môi trường: khối A, 10 người , điểm nhận hồ sơ: 17,0;
ĐHKH Xã hội-Nhân văn: 187 chỉ tiêu vào các ngành: Xã hội học: 10 người điểm nhận hồ sơ: 18,0 điểm (khối C) và 17,0 cho các khối: D1,2,3,4,5,6; Triết học: 41 người, điểm nhận hồ sơ: 16,0 điểm khối A, 18,0 điểm khối C và 17,0 cho các khối: D1,2,3,4,5,6; Lịch sử: 10 người, điểm nhận hồ sơ: 18, 0 điểm khối C và 17,0 cho các khối: D1,2,3,4,5,6; Ngôn ngữ học: 26 người, điểm nhận hồ sơ: 18, 0 điểm khối C và 17,0 cho các khối: D1,2,3,4,5,6; Thông tin học: 45 người , điểm nhận hồ sơ: 16,0 điểm khối A, 18,0 điểm khối C và 17,0 cho các khối: D1,2,3,4,5,6; Hán Nôm: 15 người, điểm nhận hồ sơ: 18, 0 điểm khối C và 17,0 cho các khối: D1,2,3,4,5,6; Nhân học: 40 người, điểm nhận hồ sơ: 16,0 điểm khối A, 18, 0 điểm khối C và 17,0 cho các khối: D1,2,3,4,5,6;
Trường ĐH Giáo dục: Sư phạm lịch sử:: 40 người, điểm nhận hồ sơ: 18, 0 điểm khối C và 17,0 cho các khối: D1,2,3,4.
ĐH Ngoại thương tuyển bổ sung: Các thí sinh chưa trúng tuyển chuyên ngành đăng ký dự thi, nhưng có điểm bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển của các chuyên ngành còn chỉ tiêu có thể đăng ký xét chuyển chuyên ngành: Các chuyên ngành còn chỉ tiêu cụ thể như sau: Thương mại quốc tế (ngành Kinh tế) 10 người; Kế toán (ngành Quản trị kinh doanh): 35 người; Thương mại điện tử (ngành Quản trị kinh doanh): 30 người; Phân tích và đầu tư tài chính (ngành Tài chính Ngân hàng): 35 người; Kinh doanh quốc tế (ngành Kinh doanh quốc tế): 50 người; Luật thương mại quốc tế (ngành Luật): 60 người; Tiếng Pháp thương mại (ngành Ngôn ngữ Pháp): 10 người; Tiếng Trung thương mại (ngành Ngôn ngữ Trung): 5 người; Tiếng Nhật thương mại (ngành Ngôn ngữ Nhật): 5 người; Chương trình chất lượng cao ngành Kinh tế (giảng dạy bằng Tiếng Việt): 100 người; Chương trình chất lượng cao ngành Tài chính Ngân hàng (giảng dạy bằng Tiếng Việt): 100 người; Chương trình chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh (giảng dạy bằng Tiếng Việt): 100 người. Thời gian nộp đơn đăng ký xét tuyển: từ 22 đến 24-8-2012.
Đại học Huế cũng vừa thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung (nguyện vọng 2), với gần 2.000 chỉ tiêu (1.593 chỉ tiêu bậc đại học, 384 chỉ tiêu cao đẳng). Nhiều trường có nhu cầu tuyển NV2 cao như Đại học Nông lâm Huế 730 chỉ tiêu, Đại học Khoa học 620 chỉ tiêu, Đại học Sư phạm 325 chỉ tiêu… Các trường, khoa trực thuộc có mức tuyển NV2 thấp là Đại học Kinh tế 26 chỉ tiêu, khoa Du lịch 53 chỉ tiêu. Hồ sơ xét tuyển NV2 được Đại học Huế tiếp nhận từ ngày 21 đến chiều tối 30-8.
Thạc sỹ Phạm Hồng Dũng, Phó Hiệu trưởng ĐH Phan Thiết (Bình Thuận) cho biết: Trường xét tuyển 1.200 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung khối A, A1, D vào hệ ĐH và CĐ với 7 ngành học: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Tiếng Anh, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Điều kiện xét tuyển: Những thí sinh trên cả nước đã dự thi ĐH, CĐ theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT năm 2012, đủ điểm sàn theo quy định. Trường xét tuyển nhiều đợt, từ ngày 10-8 đến hết ngày 30-11-2012.
Nguồn Tiền Phong Online