Theo đó, mức điểm sàn của các khối thi như sau: Khối A, A1: 13; B: 14; C: 14,5; D: 13,5. Điểm sàn xét tuyển đối với hệ CĐ là: Khối A, A1: 10; B: 11; C: 11,5; D: 10,5.
Mức điểm sàn trên đây áp dụng đối với đối tượng là học sinh phổ thông khu vực 3.
Đối với mỗi khu vực ưu tiên và đối tượng ưu tiên, điểm sàn sẽ được áp dụng mức điểm ưu tiên theo quy định hiện hành.
Như vậy điểm sàn năm nay của khối A và B bằng năm ngoái; khối C và D, điểm sàn tăng 0,5 điểm.
Với điểm sàn khối A và A1 là 13 điểm thì theo số liệu của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, sẽ có khoảng 125.000/167.000 thí sinh trúng tuyển NV1. Khối B nếu điểm sàn là 14, sẽ có 29.000/32.000 thí sinh trúng tuyển NV1. Khối C nếu điểm sàn là 14,5, có khoảng 19.000/22.700 thí sinh trúng tuyển NV1. Khối D nếu điểm sàn là 13,5 thì có khoảng 45.000/57.000 thí sinh trúng tuyển NV1.
Sau khi bộ công bố điểm sàn, các trường sẽ công bố điểm chuẩn chính thức vào từng ngành, danh sách thí sinh trúng tuyển và chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung
Về cơ hội xét tuyển bổ sung của thí sinh, Thứ trưởng Bùi Văn Ga bày tỏ quan điểm: Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường dành 15-20% chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung.
Việc xây dựng điểm chuẩn cận sàn để xét tuyển 100% chỉ tiêu NV1 tuy có thể rút ngắn thời gian tuyển sinh, nhưng lại bỏ lỡ cơ hội tuyển những thí sinh có kết quả thi cao hơn trượt NV1 ở trường khác./.
Nguồn VOV Online