Tiêu chảy là một bệnh phổ biến, nguyên nhân có thể do thức ăn hoặc do sức khỏe tinh thần không tốt. Uống thuốc là giải pháp đầu tiên mà chúng ta thường lựa chọn để chữa bệnh. Tuy nhiên, thuốc tiêu chảy thường có tác dụng phụ và có thể khiến bệnh nặng hơn nếu không dùng đúng thuốc, đúng liều.
Do vậy, khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì bạn có thể dùng các loại quả sau vì chúng có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt:
Hồng xiêm
Quả hồng xiêm lúc chưa chín chứa nhiều tanin nên rất chát. Khi chín chất tanin được chuyển đổi gần như hoàn toàn nên ăn ngon ngọt. Người cao tuổi, trẻ em, người yếu mệt mới ốm dậy ăn đều tốt.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, hồng xiêm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Quả hồng xiêm còn xanh là một vị thuốc chữa tiêu chảy tốt vì có chứa nhiều tanin.
Để chữa tiêu chảy, người dân ở nhiều địa phương vẫn lấy quả hồng xiêm còn xanh sắc lấy nước uống có kết quả tốt (lấy 15 - 20g quả hồng xiêm xanh sắc với 200ml nước, còn lại một nửa, chia làm hai lần uống trong ngày).
Không chỉ quả xanh, mà ngay cả trong vỏ thân cây hồng xiêm cũng chứa nhiều tanin nên cũng được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy (ngày 6 - 10g).
Măng cụt
Măng cụt không chỉ cho quả ngon ngọt, mà vỏ quả và vỏ cây măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả.
Vỏ quả măng cụt chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước. Cây cũng chứa tanin. Măng cụt có chát, làm săn da; có tác dụng trừ tiêu chảy và lỵ.
Vỏ quả và vỏ cây măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả.
Để trị tiêu chảy và kiết lỵ, dùng nước sắc vỏ quả măng cụt: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.
Cũng có thể dùng vỏ cây chữa tiêu chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nồi đất với 2 chén nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.
Quả lựu
Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán (chú ý phải rửa sạch vỏ). Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy.
Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy.
Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ rệt).
Quả ổi
Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy.
Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tốt.
Búp ổi:: Búp ổi 20 g sao qua; vỏ quýt khô 10 g; gừng nướng chín 10 g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc búp ổi 20 g, củ sả 16 g, củ riềng 8 g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
Lá ổi: Được dùng rất phổ biến để chữa đau bụng, tiêu chảy, nhất là ở trẻ nhỏ. Khi dùng, lấy lá ổi 20 g phối hợp với vỏ quả bòng 20 g, phơi khô; lá chè tươi 10 g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500 g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ).
Dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500 g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Quả vải
Vải không chỉ là loại trái cây ngon miệng mà còn được dùng làm thuốc chữa một số bệnh. Cùi vải chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát. Hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, trị tiêu chảy.
Tiêu chảy ở trẻ em: Lấy 4 - 8 gr hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn cho trẻ uống, hoặc sắc với nước cho trẻ uống.
Chuối
Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.
Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.
Chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.
Việt quất
Việt quất là loại trái cây có rất nhiều công dụng. Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Các chất anthocynide (chất sắt) trong quả việt quất có chức năng chống ô-xy hóa, đồng thời còn loại bỏ những vi khuẩn đang hoạt động trong bao tử. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến trà việt quất để uống. Cách làm loại trà này cũng đơn giản, chỉ cần nghiền nát quả việt quất rồi đun chúng cùng với hai ly nước trong khoảng 10 phút. Khi nước việt quất đã nguội bớt, bạn lọc lấy nước và uống chúng trong ngày cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy giảm hẳn.
Quả táo
Táo chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào. Pectin sẽ được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột.
Quá trình phân hủy này cũng làm tăng lượng prebiotic, giúp tăng số lượng vi khuẩn đường ruột “tốt” (tấn công các vi khuẩn gây tiêu chảy ngay khi chúng xuất hiện).
Nguồn EVA.VN