Núi băng vỡ khỏi Greenland

Sông băng Petermann ở phía bắc Greenland đã vỡ ra một tảng băng trôi có kích thước lớn gấp 2 lần kích thước của vùng Manhattan, Mỹ, các nhà khoa học cho biết.

Những hình ảnh từ một vệ tinh của NASA cho thấy, vùng đảo này đã bị vỡ một lưỡi băng kéo dài tại phần cuối của sông băng.

Hồi năm 2010, một đảo băng có diện tích 250 km2 cũng đã vỡ khỏi chính sông băng này.

 Các sông băng làm cho các tảng băng trôi một cách tự nhiên, nhưng mức độ thay đổi của sông băng Petermann trong những năm gần đây đã khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên.

"Nó không phải là một sự sụp đổ nhưng nó chắc chắn là một sự kiện quan trọng," Eric Rignot thuộc trung tâm Nasa cho biết trong một tuyên bố.

Một số nhà quan sát khác còn quan ngại xa hơn. "Thật là kịch tính. Thật đáng lo ngại", ông Andreas Muenchow thuộc Đại học Delaware nói với hãng thông tấn AP.

"Chúng tôi có dữ liệu cho 150 năm và chúng tôi thấy những thay đổi mà chúng tôi đã không thấy trước", ông Muenchow nói.

Tuy nhiên, việc vỡ băng không được cho là sẽ có ảnh hưởng đến mực nước biển bởi tảng băng này vẫn nổi.

Các tảng băng trôi từ sông băng Petermann đôi khi dạt tới bờ biển ngoài khơi Newfoundland ở Canada, gây ra mối nguy với việc vận chuyển và điều hướng.

Những năm gần đây, các nhà khoa học cũng đã đưa ra những quan ngại về các tảng băng ở Greenland, nói rằng nó đang mỏng đi trên diện rộng khi nhiệt độ trái đất ấm lên.

Nguồn Báo Hà nội mới