Các thiên hà va phải nhau khi một thiên hà bị lực hút của một thiên hà khác lôi kéo. Muôn vàn thiên hà di chuyển theo hình xoắn ốc xung quanh nhau trong hàng tỷ năm, tạo ra những hình dạng kỳ lạ và vệt sáng sao khi chúng đi qua. Thực tế, sức mạnh giữa các vụ va chạm thiên hà là rất lớn.
Dưới đây là hình ảnh tuyệt đẹp về các vụ va chạm thiên hà trong vũ trụ:
Thiên hà ăng-ten
Một trong những vụ va chạm thiên hà nổi bật nhất trong vũ trụ phải kể tới các thiên hà ăng-ten. Cách Trái đất 62 triệu năm ánh sáng thuộc chòm sao Con Quạ (Corvus), thiên hà ăng-ten chứa hàng loạt các ngôi sao mà con người có thể quan sát thấy khi sử dụng ánh sáng tia X, hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy được.
Thiên hà Mayall
Vụ va chạm của thiên hà Mayall xảy ra cách Trái đất 500 triệu năm ánh sáng thuộc chòm sao Đại Hùng (Ursa Major). Hình dạng kỳ lạ giống như một chiếc đuôi hình tròn xuất hiện khi 2 thiên hà gốc va chạm lần đầu tiên, kéo vật chất vào trong trung tâm của thiên hà. Thực chất sóng xung kích đã lan truyền ra bên ngoài, tạo nên một vành đai khổng lồ.
Thiên hà chuột
Thiên hà chuột hay còn gọi là NGC 4676 hình thành khi 2 thiên hà quét qua nhau. Khi một thiên hà quét qua thiên hà còn lại, tạo ra phần đuôi dài vụt sang bên phía tay phải. Cặp thiên hà này nằm trong chòm sao Hậu Phát (Coma Berenices) và cách Trái đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà kỳ quái
Thiên hà kỳ quái hay còn gọi là Zw II 96 mang hình dáng kỳ dị, được hình thành từ nhiều thiên hà khác nhau. Nó nằm cách Trái đất 500 triệu năm ánh sáng và thuộc chòm sao Hải Đồn (Delphinus).
Thiên hà ESO 593-8
Vụ va chạm này giống như hình ảnh một con thuyền nhỏ lướt trên đại dương vũ trụ. Thiên hà ESO 593-8, cách Trái đất 650 triệu năm ánh sáng thuộc chòm sao Nhân Mã (Sagittarius).
Thiên hà Arp 87
Thiên hà Arp 87 cách Trái đất 300 triệu năm ánh sáng thuộc chòm sao Sư tử (Leo). Các ngôi sao, khí và bụi có thể được nhìn rõ khi một thiên hà đi ngang qua thiên hà khác.
Thiên hà AM1316-241
Thiên hà AM1316-241 cách Trái đất 400 triệu năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Trường Xà (Hydra), được hình thành từ vụ va chạm của 2 thiên hà. Ánh sáng màu đỏ xuất hiện khi thiên hà AM1316-241 đi qua đám bụi vũ trụ.
Thiên hà 2MASXJ09133888-1019196
Thiên hà 2MASXJ09133888-1019196 nằm cách Trái đất 700 triệu năm ánh sáng và thuộc chòm sao Trường Xà (Hydra).
Thiên hà con cú
Thiên hà con cú hay còn gọi là ESO 148-2 trông giống như loài bọ nước khi nhìn trực diện. Nó nằm cách Trái đất 600 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà xoắn tay
Thiên hà xoắn tay thực chất là hình ảnh liên kết của 2 thiên hà NGC 6050 và IC 1179, nằm cách Trái đất 450 triệu năm ánh sáng và thuộc chòm sao Vũ Tiên (Hercules).
Thiên hà NGC 520
Vụ va chạm cách đây 300 triệu năm đã hình thành nên thiên hà NGC 520 – một trong những cặp thiên hà sáng nhất trên bầu trời, cách Trái đất 100 triệu năm ánh sáng và chiếu thẳng chòm sao Song Ngư (Pisces).
Thiên hà NGC 5331
Hai thiên hà xuất hiện những chiếc gương phản chiếu hình ảnh của nhau khi chúng bắt đầu quá trình va chạm. Đây chính là hình ảnh của thiên hà NGC 5331 thuộc chòm sao Xử Nữ (Virgo) và cách Trái đất 450 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà ESO 255-7
Một hình ảnh hùng vĩ khi 4 thiên hà va chạm với nhau nằm trong thiên hà ESO 255-7 thuộc chòm sao Thuyền Vĩ (Puppis), cách Trái đất 550 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà UGC 8335
Hai thiên hà UGC 8335 đẩy nhau dưới tác dụng của lực hút. Vụ va chạm nằm cách Trái đất 400 triệu năm ánh sáng thuộc chòm sao Đại Hùng (Ursa Major).
Siêu va chạm
Thiên hà NGC 6621 nằm bên phía tay phải và thiên hà NGC 6622 nằm bên tay trái được hình thành cách đây khoảng 100 triệu năm. Hiện tại 2 thiên hà này đang nằm trong chòm sao Thiên Long (Draco), cách Trái đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà bộ ba Tinkerbell
Thiên hà bộ ba Tinkerbell hình thành từ 3 thiên hà khác nhau hợp lại. Vụ va chạm của thiên hà Tinkerbell cách Trái đất 650 triệu năm ánh sáng và khi sử dụng các bước sóng nhìn thấy và hồng ngoại, con người có thể dễ dàng phát hiện hình ảnh của chúng.
Nguồn Infonet