1. Đền thờ đá Abu Simbel
Đền thờ đá Abu Simbel tại Ai Cập nổi bật với những khối đá khổng lồ được dùng để khắc họa hình ảnh của vua Ramesses II và hoàng hậu Nefertari có niên đại từ thế kỷ 13.
Nếu như không có sự can thiệp kịp thời trong công cuộc bảo tồn khu di tích của UNESCO, thì công trình cổ đại này đã có thể bị phá hủy do sự xuất hiện của hồ Nasser sau khi chính phủ Ai Cập cho xây dựng con đập Aswan.
2. Khu bảo tồn 3 quốc gia Sangha
Khu bảo tồn Sangha là một quần thể nối liền 3 công viên quốc gia của Cộng hòa Congo, Cameroon, và Cộng hòa Trung Phi. Gần 5 triệu hecta rừng tại đây vẫn còn nguyên sơ, chưa hề chiu tác động nào từ con người - vùng đất cư trú lý tưởng cho các loài voi rừng, tinh tinh, vẹt xám và nhiều loài động thực vật khác.
Tuy nhiên, khu bảo tồn vẫn đang ngày ngày bị những kẻ săn bắn trái phép và lâm tặc rình rập tàn phá. Mới đây, 7 người đã bị giết tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Okapi thuộc Cộng hòa Congo và nhiều người đã bị một nhóm săn bắn trái phép bắt cóc khi chúng cố gắng tiếp cận với đàn voi sinh sống tại đây.
Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới cùng với hệ động thực vật phong phú bao gồm cả cá sấu sông Nile và cá săn mồi lớn Goliath Tigerfish là những đặc điểm nổi bật tại khu bảo tồn Sangha.
3. Quần thể hồ Ounianga
Sa mạc Sahara là một khu vực cây cối xanh tươi với hệ thực vật hoang dã, sử dụng nguồn nước từ các cơn mưa lớn theo mùa để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên trong những điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt giờ đây chỉ có những con lạc đà mới có thể sinh sống trên sa mạc.
Cách đây khoảng 5.500 năm, lượng mưa rơi xuống vùng sa mạc Sahara đã bắt đầu giảm dần và biến khu vực này ngày càng trở nên khô cằn.
Tuy nhiên tại trung tâm sa mạc khô nóng – vùng khô cằn Ennedi thuộc phía đông nam Cộng hòa Chad, lại có sự xuất hiện của những hồ nước xanh ngắt uốn lượn trên nền cát màu vàng cam nổi bật. Đây chính là quần thể hồ Ounianga - phần di tích còn lại của một con hồ lớn.
Những con hồ này vẫn có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu khô nóng là do chúng có một tầng ngậm nước lớn nằm sâu dưới mặt đất.
4. Dãy núi Ghats Tây
Dãy Ghats Tây của Ấn Độ thậm chí còn nhiều tuổi hơn cả dãy Himalayas. Chạy dọc theo khu vực bờ biển phía tây Ấn Độ qua những dãy núi đồi, Ghats Tây là một khu vực có độ đa dạng sinh thái dồi dào bậc nhất thế giới.
Mặc dù chỉ chiếm 5% diện tích của Ấn Độ song dãy Ghats Tây lại là nơi cư trú của hơn 1/4 các loài động thực vật tại đất nước này. Gần 4.000 loài sinh vật định cư trong những cánh rừng mưa và khu vực cao nguyên được rừng phủ kín. Trong đó, có tới gần nửa số sinh vật trên là sinh vật bản địa chỉ có tại Ghats Tây.
Ngay cả những loài động vật quý hiếm như voi châu Á, báo đen, hổ Bengal, khỉ đuôi sư tử (Macaca silenus) và bò rừng (Bos gaurus) cũng có mặt tại Ghats Tây.
Trước đây, chỉ một số ít người dân tới khu vực dãy núi Ghats Tây sinh sống cho tới khi người Anh tới xâm chiếm Ấn Độ. Người Anh đã phát quang khu rừng để tìm những cây gỗ tếch quý giá và tiến hành trồng chè trên dọc thân đồi.
5. Quần đảo đá san hô phía Nam
Một trong những khu vực có mức độ đa dạng sinh thái dồi dào trong Danh sách di sản thế giới phải nhắc tới là quần đảo đá san hô phía Nam nằm cách xa khu vực Thái Bình Dương.
Nổi bật nhất trong khu đá san hô phía Nam là quần đảo Palau với 445 hòn đảo không có người sinh sống - nơi cư ngụ của hàng trăm loài san hô và hơn chục loài cá mập.
Nhiều hòn đảo nằm trong trung tâm bãi cạn chỉ là những hồ đại dương nhỏ bé, nằm cách xa khu vực Thái Bình Dương. Bên trong những hồ này chứa lượng lớn các loài sứa. Với những vị khách không sợ bị sứa chích gây bỏng rát và thậm chí là tử vong, họ có thể thả mình ngụp lặn khám phá hệ sinh thái biển phong phú tại đây.
6. Khu di tích cổ đại Trừng Giang
Khu di tích cổ đại Trừng Giang tại tỉnh Vân Nam của Trung Quốc được hình thành cách đây 525 năm. Trong muôn vàn di tích khảo cổ được phát hiện, các nhà khoa học chú trọng nhất tới những dạng sống thân mềm, có khả năng đã sống trong kỷ Cambri.
Trong khi phần lớn thi thể các loài sinh vật thân mềm sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn trong một vài ngày sau khi chết nhưng tại khu di tích Trừng Giang, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 185 loài từ thời tiền sử mà thi thể vẫn lưu giữ tới ngày nay.
Khoảng 1/3 số sinh vật tiền sử được khai quật thuộc nhóm sinh vật thân cứng tuy nhiên những bộ phận mềm bên trong cơ thể chúng vẫn thách thức thời gian và lưu lại dấu tích tới ngày nay.
Chỉ một vài dấu tích trong khu di tích Trừng Giang thuộc về người tiền sử. Với 8 loài thuộc lớp động vật có dây sống – họ hàng với con người.
7. Công viên tự nhiên cột đá Lena
Công viên tự nhiên cột đá Lena tại Siberia của Nga được hình thành trong khoảng thời gian tương đương với Khu di tích cổ đại Trừng Giang của Trung Quốc.
Tuy nhiên, thay vì lưu giữ những dấu tích về cuộc sống cổ đại, Lena là khu vực có cảnh quan địa chất độc đáo với những cột đá cao chót vót và hệ sinh thái rừng phong phú. Đặc biệt, khu vực này có nhiệt độ cực khắc nghiệt lúc quá lạnh lúc lại quá nóng.
Những cột đá tại Công viên Lena đứng dàn hàng như binh lính canh gác dọc các nhánh sông của con sông Lena nằm phía bắc thành phố Yakutsk. Yakutsk là một thành phố lớn với hơn 200.000 người sinh sống cùng mức nhiệt độ lạnh nhất thế giới vào khoảng -38,6 độ C vào tháng Một và mùa hè là 32 độ C.
Chính nhiệt độ khắc nghiệt đã giúp cắt xẻ những cột đá cao tới 300 m tại đây. Mặc dù nằm xa khu trung tâm song hàng ngày những chuyến tàu chở khách du lịch ra thăm công viên cột đá Lena vẫn tấp nập qua lại với điểm khởi hành là thành phố Yakutsk
Nguồn Infonet.vn