Mướp đắng chữa đau dạ dày

Mướp đắng (khổ qua) thuộc họ Bầu bí, mọc leo nhờ tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, chia 5 - 7 thùy, mép khía răng, gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá.

Mướp đắng còn giúp chữa ho, viêm họng, mụn nhọt đau nhức, chốc đầu ở trẻ em...

Ngoài chứng đau dạ dày, mướp đắng còn giúp chữa ho, viêm họng, mụn nhọt đau nhức, chốc đầu ở trẻ em...

Mướp đắng (khổ qua) thuộc họ Bầu bí, mọc leo nhờ tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, chia 5 - 7 thùy, mép khía răng, gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá. Cành hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹp, có màng đỏ bao quanh.

Chữa ho, viêm họng: Nhai hạt mướp đắng, nuốt nước, chữa ho và viêm họng

Chữa trẻ em chốc đầu: Dùng lá đào nấu nước gội, rồi nhai quả và hạt. Mướp đắng xoa, hoặc giã nát bôi.

Chữa đau dạ dày: Hoa mướp đắng tán nhỏ để uống, chữa đau dạ dày hiệu quả.

Chữa mụn nhọt đau nhức: Lá mướp đắng một nắm, sắc uống với một chén rượu, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12 gr với rượu. Ngoài giã lá tươi chưng nóng đắp.

Nguồn Báo điện tử Khánh Hòa