Như vậy, nếu bệnh xảy ra bạn có thể đối phó tốt và tăng khả năng chữa trị bệnh.
1. Phổi
Dấu hiệu sớm: Thường không có. Nhưng ho dài ngày hoặc ho ra máu thường là dấu hiệu của ung thư. Ngoài ra, đau ngực cũng là triệu chứng hay gặp và không bị ảnh hưởng nếu bạn di chuyển.
Ảnh minh họa
Cảnh báo nhầm lẫn: Viêm phổi. Trên phim chụp Xquang phổi, cả viêm phổi và khối u phổi đều có màu trắng. Viêm phổi sẽ khỏi nhưng sau 4-6 tuần, bạn vẫn cần chụp Xquang lại để kiểm tra.
Xét nghiệm: Sinh thiết.
2. Tuyến tiền liệt
Dấu hiệu sớm: Thường không có. Thăm trực tràng bằng ngón tay có thể cho biết liệu tuyến tiền liệt của bạn có bị cứng hoặc bất thường không. Nghi ngờ ung thư nếu nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tiền luyệt tuyến (PSA) cao.
Cảnh báo nhầm lẫn: Những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu chậm, són tiểu có thể liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.
Xét nghiệm: Sinh thiết nếu nồng độ PSA cao hoặc tỷ lệ thay đổi cao. Nhưng nồng độ PSA cao cũng có thể là một dấu hiệu của viêm nhiễm, nên được điều trị bằng kháng sinh trong 4 tuần.
3. Bàng quang
Dấu hiệu sớm: Đi tiểu ra máu nên được kiểm tra thường xuyên, cho dù nếu bạn dưới 60 tuổi thì đó thường là dấu hiệu của sỏi thận. Phần lớn ung thư bàng quang chỉ tác động tới lớp niêm mạc. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị được.
Cảnh báo nhầm lẫn: Tiểu nhiều hoặc tiểu buốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Xét nghiệm: Nội soi qua dương vật để kiểm tra bàng quang và xét nghiệm nước tiểu để phát hiện tế bào ung thư.
4. Đại-trực tràng
Dấu hiệu sớm: Máu lẫn trong phân. Không bao giờ được bỏ qua dấu hiệu này dù nó chỉ xảy ra 1 lần. Đó có thể là một polyp tiền ung thư gây chảy máu và chảy máu là dấu hiệu sớm duy nhất bạn phát hiện được. Tuy nhiên, hơn một nửa số trường hợp không có dấu hiệu nào.
Cảnh báo nhầm lẫn: Ở nam giới dưới 50 tuổi, chảy máu có thể do bệnh trĩ, viêm túi thừa, viêm đại tràng hoặc mạch máu bất thường. Dù sao nếu thấy dấu hiệu này bạn vẫn cần đi khám bệnh.
Xét nghiệm: Soi đại tràng cho phép bác sĩ kiểm tra các rối loạn lớn hoặc nhỏ, và có thể cắt bỏ polyp nếu có.
5. U hạch bạch huyết
Dấu hiệu sớm: Hạch bạch huyết bị sưng nhưng không đau ở cổ, nách hoặc bẹn. Hạch sưng cùng với nhiễm trùng, nhưng nếu tình trạng này không thuyên giảm trong 1 tuần, bạn nên đi khám bệnh. Ngoài ra, sút cân không rõ nguyên nhân trong 1-2 tháng, đau ở vùng hạch sau khi uống rượu hoặc ngứa toàn thể kèm theo sưng (không phát ban) có thể là dấu hiệu đáng lo ngại.
Cảnh báo nhầm lẫn: Sưng hạch do nhiễm trùng.
Xét nghiệm: Xét nghiệm máu đôi khi cho biết một phần kết quả nhưng sinh thiết hạch sẽ cho kết quả cụ thể hơn.
Nguồn Tienphong.vn