Về văn học nghệ thuật, Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực như Âm nhạc, Sân khấu, Văn học, Mỹ thuật.
Với lĩnh vực Âm nhạc, 2 cụm tác phẩm đạt tiêu chuẩn đã thuộc về nhạc sỹ Phạm Tuyên và cố nhạc sỹ Mai Văn Chung.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên xứng đáng với danh hiệu Giải thưởng Nhà nước,
Giải thưởng Hồ Chí Minh
Mặc dù đã qua đời nhưng tên tuổi của cố nhạc sỹ Văn Chung vẫn khắc sâu trong tâm trí độc giả cùng với các ca khúc vượt thời gian đi cùng năm tháng. “Bác đời đời vẫn sống”, “Tiếng sáo quê hương”,..chính là những tác phẩm đã tạo nên tên tuổi của cố nhạc sỹ này.
Nhắc đến nhạc sỹ Phạm Tuyên, người ta không thể không nhắc đến vị nhạc sỹ luôn gắn tên tuổi với các ca khúc về Đảng, Bác Hồ và các cháu thiếu nhi của đất nước. “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”, “Tiến lên Đoàn viên” và rất nhiều tác phẩm khác đã đánh dấu sự nghiệp thành công của vị nhạc sỹ già 83 tuổi này.
Trên lĩnh vực Mỹ thuật, 1 cụm tác phẩm duy nhất đã thuộc về cố họa sỹ Nguyễn Gia Trí. Nguồn cảm hứng trào dâng lúc sinh thời đã giúp ông giành được danh hiệu này với các tác phẩm sơn mài về thiếu nữ. “Thiếu nữ trong vườn”, “Thiếu nữ bên ao Sen”, “Thiếu nữ bên hoa Phù Dung” chính là các tác phẩm để đời của vị cố nhạc sỹ này.
Ở lĩnh vực Sân khấu, 3 cụm tác phẩm đã thuộc về 3 NSND- đạo diễn đã qua đời. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi với vở kịch “Hồn trương ba, da hàng thịt”, “Tiếng sấm Tây Nguyên”, “Rừng trúc”,... Đạo diễn Dương Ngọc Đức với “Tiền tuyến gọi”, “Đôi mắt”, “Người cầm sung”,.. Và đạo diễn Nguyễn Xuân Kim (Sỹ Tiến) với “Những mảnh tình nghệ sỹ”, “Giành ánh sáng tự do”,… cùng các cụm công trình nghiên cứu: Bước đầu tìm hiểu sân khấu cải lương, Nghệ thuật cải lương với vấn đề truyền thống, Một số vấn đề xung quanh nghệ thuật cải lương,…đã đánh dấu những thành công của các cố NSND- đạo diễn này.
Với lĩnh vực Văn học, 7 tác giả với 7 cụm tác phẩm đã được vinh danh. Cố nhà thơ Phạm Tiến Duật với “Đường dài và những đốm lửa”, “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”, “Vừa làm vừa nghĩ”. Hoàng Tích Chỉ với “Em bé Hà Nội”, “Mối tình đầu”, “Thành phố lúc rạng đông”, “Biển gọi”,… Đinh Trọng Đoàn (Ma Văn Kháng) với “Mưa mùa hạ”, “Côi cút giữa cảnh đời”, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”,…Nguyễn Hữu Thỉnh với “Thương lượng với thời gian”, “Trường ca biển”,…Nguyễn Thế Xương (Hồ Phương) với tiểu thuyết “Ngàn dâu”, “Những cánh rừng lá đỏ”. Chu Bá Bình (Đỗ Chu) với “Một loài chim trên sóng”, tập tùy bút “Tản mạn trước đèn” và Dương Ngọc Huy (Lê Văn Thảo) với tiểu thuyết “Con đường xuyên rừng” và các tuyển tập truyện ngắn.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật
Cùng ngày, các tác phẩm đạt tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật được công bố gồm: 27 tác phẩm, cụm tác phẩm âm nhạc; 14 tác phẩm, cụm tác phẩm điện ảnh; 5 công trình, cụm công trình kiến trúc; 5 tác phẩm, cụm tác phẩm múa; 16 tác phẩm mỹ thuật; 2 cụm tác phẩm nhiếp ảnh; 16 cụm tác phẩm sân khấu; 38 tác phẩm, cụm tác phẩm văn học và 7 công trình, cụm công trình văn nghệ dân gian.
Về việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Hội đồng đã xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NSND cho 74 nghệ sĩ trong các lĩnh vực Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu, Múa và Phát thanh truyền hình và NSƯT đối với 356 cá nhân trong các lĩnh vực: Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu, Múa và Phát thanh truyền hình được trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Như vậy, sau khoảng thời gian trở thành “trung tâm” của các thông tin đa chiều, nhạc sỹ cho trẻ thơ Phạm Tuyên đã chính thức được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh với các tác phẩm để đời “Những ngôi sao ca đêm”, “Từ làng Sen”, “Đêm trên Cha Lo”, “Tiến lên Đoàn viên”, “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” (lời thơ Louis Aragon, lời dịch Tố Hữu).
Những đóng góp của vị nhạc sỹ 83 tuổi này thực sự xứng đáng với danh hiệu Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Dự kiến, kết quả cuối cùng của đợt xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu nghệ sĩ đợt này sẽ được công bố vào dịp 19/5 tới.
Nguồn VOV Online