Thế nhưng kỳ lạ thay, người ta lại vừa phát hiện ở đó một loại côn trùng tưởng như đã tuyệt chủng suốt 80 năm nay, về hình dáng gần như con tôm hùm nên có thể gọi là loài “tôm hùm cây”. Dài 12 cm và là côn trùng không biết bay nặng nhất thế giới, tôm hùm cây có 6 chân với tên khoa học là Dryococelus australis.
Ball's Pyramid, đảo đá dốc ngược tứ phía là nơi người ta đã phát hiện được "tôm hùm cây"
Theo DailyMail, các nhà khoa học đã tìm được 24 cá thể tôm sống ở độ cao 500ft so với mặt biển Nam Thái bình dương, trên một cái cây duy nhất sống sót được ở đảo đá khô cằn này.
Lớn ngang bàn tay người, tôm hùm cây bằng cách nào đó đã lựa chọn chốn này, bất chấp việc thiếu thức ăn và điều kiện sinh sống khắc nghiệt. Bằng cách nào chúng lên được tới đỉnh của hòn đảo vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các nhà khoa học đã bắt về bốn con và gây giống để tạo ra hàng ngàn cá thể mới, tránh cho chúng khỏi thảm họa tuyệt chủng. Những cá thể gốc được đặt tên là “Adam” và “Eva”, các nhà khoa học cho biết. Và theo một tập quán yêu đương khá lạ thường ở côn trùng, tôm hùm cây có sự ghép đôi rõ rệt. Ban đêm, khi đi ngủ, con đực sẽ dùng ba chân cuốn lấy con cái để bảo vệ.
"Tôm hùm cây" dài khoảng 12 cm, là loại côn trùng không biết bay nặng nhất thế giới
Ball’s Pyramid – tên hòn đảo – được đoán định là nổi lên khỏi mặt biển từ cách đây 7 triệu năm, tại khu vực gần đảo Lord Howe ngoài khơi nước Úc. Tòa nhà Empire State cao 1.250 ft cũng chỉ bằng 2/3 chiều cao của Ball’s Pyramid mà thôi. Tất cả các mặt của đảo đá đều dốc ngược và gần như không một sinh vật nào có thể sống được. Nhưng bằng cách nào đó, tôm hùm cây đã làm được kỳ tích.
Nguồn VietNamNet