Những bức hình macro đáng kinh ngạc về loài trùng biển cho thấy chúng đã tiến hoá để tồn tại trong môi trường có áp suất rất lớn, ở 1.000 mét dưới đáy biển, nơi ánh nắng mặt trời không thể chiếu rọi tới.
Trùng biển có chiều dài chỉ khoảng 2-3 cm. Môi trường sống của chúng là những cột nước nóng dưới đáy biển, nơi nhiệt độ có thể lên tới gần 400 độ C. Trùng biển bò dọc theo đáy biển gần các cột nước, sử dụng bộ răng kinh hãi tóm lấy vi khuẩn và những cơ thể sống đơn giản phát triển xung quanh các cột nước.
Những cột nước này, thường được gọi là “ống khói đen”, là những vết nứt ở đáy biển, thường được tìm thấy quanh khu vực động đất, núi lửa hay rìa của các mảng kiến tạo địa tầng. Chúng phóng ra những cột nước rất nóng và một hỗn hợp hoá chất làm nơi cư trú cho những quần thể sinh vật vô cùng phong phú.
Trong môi trường khắc nghiệt nhất trái đất này, các sinh vật tồn tại bằng cách lấy năng lượng từ hoá chất thay vì từ quá trình quang hợp. Nhà nghiên cứu Daniel Desbruyeres tại I'lfremer, Viện nghiên cứu và thám hiểm đại dương ở Pháp, cho biết: “Khu vực đại dương sâu thẳm là một trong những nơi cư trú đa dạng nhất trên trái đất”.
Dưới đây là một số bức ảnh “rợn người” chụp loài trùng biển.
Trùng biển đã tiến hoá để có thể sống được trong môi trường khắc nghiệt nhất trên trái đất.
Điều kiện ở những vùng biển sâu có nhiều điểm tương đồng với các hành tinh khác ngoài trái đất
Miệng của loài trùng biển này có thể thò ra thụt vào để bắt mồi.
Thông qua nghiên cứu cách sinh vật này tồn tại mà không cần năng lượng mặt trời, các nhà khoa học hi vọng sẽ hiểu biết về khả năng tồn tại trên hành tinh khác.
Khi tiến sâu hơn vào các vùng đại dương chưa từng biết đến, các nhà khoa học đã có nhiều khám phá thú vị.
Sinh vật này có thể tồn tại trong môi trường vô cùng lạnh hay vô cùng nóng nơi mà nhiệt độ nước lên đến 375 độ C ở đáy biển.
Hình chụp với mức độ chi tiết đáng kinh ngạc.
Nguồn VietNamNet