Đến dự Lễ khai mạc có: Đồng chí Hồng Vinh – Chủ tịch hội đồng lý luận VHNT Trung ương; nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; ông Phạm Minh Chính – Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh. Đặc biệt, có sự tham gia của hơn 70 nhà thơ đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Đại biểu tham dự LH thơ lần I
Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra trong 2 ngày 2 và 3/2/2012, với các hoạt động: Khai mạc liên hoan thơ, Hội thảo thơ, Dạ hội thơ, tham quan vịnh Hạ Long…Ngày 4.2, hơn 200 nhà thơ sẽ rời Hạ Long về thăm làng gốm Bát Tràng và tối cùng ngày dự Đêm thơ tổ chức tại Văn Miếu ,Hà Nội.
Việt Nam là nước đầu tiên tổ chức Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ I, với số lượng bạn bè quốc tế đông đảo: hơn 70 nhà thơ, và gần 200 nhà thơ nhà văn Việt Nam tham dự.
Lễ dâng hương dưới chân núi Bài thơ, nơi vua Lê Thánh Tông đã đề thơ cách đây 6 thế kỷ
Nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu khai mạc sự kiện văn hóa quan trọng này: “Tôi rất xúc động nhận thấy niềm mong đợi đã được hồi âm. Sự có mặt của đông đảo các bạn văn quốc tế hôm nay thêm một lần nữa chứng minh rằng, ở đâu và khi nào thì tiếng gọi của hoà bình, của tình bạn hữu cũng có sức tập họp to lớn. Đó là một lẽ phải lớn, một hơi ấm bất diệt trong một thế giới còn nhiều ngổn ngang và lo âu của chúng ta. Chúng ta đến đây, dành những giờ phút đầu năm mới để kết bạn và bàn cách góp sức làm cho Châu Á gian nan và vất vả của chúng ta, cho hai bờ Thái Bình Dương của chúng ta cùng sống trong một nền hoà bình bền vững và cùng phát triển trong tình hữu nghị lâu dài. Với lòng chân thành, tôi xin nồng nhiệt chào mừng các bạn đã đến Việt Nam từ 28 quốc gia Châu Á và Thái Bình Dương. Chúc các bạn có những ngày thật hào sảng trên đất nước của chúng tôi và chúc cho cuộc hội ngộ thơ ca của chúng ta thành công tốt đẹp....”.
Quốc kỳ thơ, lá cờ có diện tích 2x3 m, được in quốc kỳ của các quốc gia tham gia
Liên hoan thơ Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ I.
Chiều ngày 2 và sáng ngày 3.2.2012, gần 20 bản tham luận của các nhà thơ thế giới và các nhà thơ Việt Nam đã được đọc trước Hội thảo. Nhà thơ Chúc Ngưỡng Tu, đến từ đất nước Trung Hoa khẳng định sức mạnh huyền diệu của thơ ca và cho biết dịch thơ là khó, nhưng không có nghĩa là thơ không dịch được , bởi mỗi bài thơ đều mang thông điệp và chứa đựng những thông tin nhất định. Giải mã được những tín hiệu ấy là công việc của người dịch thơ.
Các đại biểu dự Hội thảo thơ
Nhà thơ Nga Nicôlai Vladimirovich Perialov, trong bản tham luận của mình khẳng định: Có thể có nền kinh tế toàn cầu, nhưng không thể toàn cầu hoá thơ ca, vì mỗi quốc gia đều có nền văn hoá riêng, đặc thù riêng. Toàn cầu hoá thi ca là điều không thể.
Trong cuộc Hội thảo, nhà thơ Aazan Abidov của đất nước Uzbekkistan đã thuyết phục được đông dảo số đông người tham dự bởi những ý kiến xác đáng, nói theo cách nói của thơ ca. Nhà thơ nói, đại ý: Không thể dạy người nào đó cách yêu thương như tôi đã viết. Nhưng tôi muốn qua thơ, mọi người nghĩ vè sự tồn tại của mình và đấng tối cao. Tôi viết về tình yêu và muốn sự gắn kết trên thê gian này bằng tình yêu.
Từ đất nước của xứ sở mặt trời mọc, nhà thơ Nhật Bản Tsukagoshi đã làm cuộc "vượt biên giới bằng thơ ca|" và khẳng định Nhật Bản vẫn đứng lên từ những thiên tai thảm khốc, và chính nơi khó khăn thử thách ấy, thơ ca vẫn ra đời,hoà cùng dòng chảy, vì cái đẹp và cuộc sống.
Trong nhiều ý kiến tại Hội thảo, có lẽ ý kiến tham luận của nhà thơ Mỹ đã khiến nhiều người thuyết phục nhất. Nhà thơ-nhà giáo Mary Cry từ bên kia bán cầu đã đến với Việt Nam sau khi bom Mỹ đã ngừng rơi trên đất nước này. Chị đến Việt Nam bằng sự thân tình, trân trọng và yêu thương-đến bằng trái tim thơ ca và cố tìm hiểu đằng sau những mất mát thương đau một thời ấy là sự trỗi dậy kỳ diệu của màu xanh hoà bình, của độ lượng và sự thứ tha trên đất nước này có gì huyền diệu đến thế. Chị xúc động, bằng chính kiến của mình: " Muốn chiến đấu, bảo vệ hoà bình thì trước hết pahỉ nhàn thấy gương mặt hoà bình trước đã. Trong muôn vàn lý do, thì có một lý do chính đáng nhất: Thơ ca cần thiết cho việc thiét lập hoà bình…".
Các nhà thơ nước ngoài tặng thơ cho các bạn thơ Việt Nam
Nhà thơ nữ người Thái Lan, yêu tha thiết đất nước Việt Nam. Bà đã đi rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam và cho rằng đây là xứ sở của nụ cười. Tốt-xấu, thiện-ác, hoà bình-chiến tranh, nhân ái cao thượng-thấp hèn…đó là những cặp phạm trù bà đọc trong đêm thơ. Theo bà, những cặp phạm trù mang tính triết học -hiện thực ấy ở quốc gia nào cũng có. Vấn đề là người làm thơ phải biết nhận diện và cảnh báo nó trước xã hội.
Có thể nói, rất nhiều ý kiến tâm đắc của các nhà thơ không chỉ dành cho thơ, mà viết về nhân thế, cõi người. Cuộc hội ngộ của liên hoan thơ Châu Á-Thái Bình Dương lần I đã chứng minh sự linh diệu và sức mạnh của thi ca.
Thơ ca đích thực sẽ giúp con người sống có ích, hoàn thiện hơn. Nhà thơ không né tránh những vấn đề khó khăn và phức tạp của cuộc sống. Có thể trên trái đất này, đạn bom và tai ương vẫn còn rình rập đâu đó và số phận con người vẫn chưa thực sự bình an, nhưng dẫu có viết về chiến tranh, thì các nhà thơ cho chúng ta thấy yêu hoà bình hơn, viết về cái xấu để yêu cái đẹp hơn .
Một điều trên thực tế, thơ ca đích thực lay thức con người và nâng đỡ con người. Tiếng nói cảm xúc của thơ ca vì vậy, cần thiết cho mọi quốc gia và cho mỗi con người.
Nguồn Báo Giáo dục & Thời đại