Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Pháp David Klatzmann, ĐH Pierre et Marie Curie (Paris, Pháp), đã sử dụng “1 phần của vi-rút” để tạo vắc-xin và đã thử nghiệm trên chuột và khỉ.
Những mảnh vi-rút này sẽ kích thích phản ứng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể kháng cự được với sự xâm nhập của bệnh nhưng không mang gene để cho phép “vi-rút” có thể sinh sôi.
Công nghệ này đã được áp dụng trên nhiều vắc-xin khác nhau, đáng chú ý là vắc-xin u nhú ở người, vốn có thể gây ra các bệnh ung thư.
Loại vắc-xin mới sẽ chống lại các thể vi-rút viêm gan C khác nhau và nó cũng giúp chống trả các biến đổi của vi-rút đó.
Hiện vắc-xin viêm gan C chưa được thử nghiệm trên người và bước tiếp theo để nghiên cứu này sử dụng rộng rãi là thử nghiệm trên người.
Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm căn bệnh này lây truyền và khiến 350.000 người trên toàn thế giới tử vong mỗi năm. Ngoài ra, có khoảng 130-170 triệu người bị nhiễm và mang bệnh mãn tính suốt đời.
Nguồn Báo Hànộimới