* Năm 2023, các giải pháp thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã phát huy hiệu quả, các hạng mục công trình lâm sinh được thực hiện theo kế hoạch đề ra. Toàn tỉnh tiếp tục chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng trồng 2.765,67 ha đang trong giai đoạn đầu tư; duy trì giao khoán bảo vệ rừng 70.238,37 ha; duy trì khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 2.937 ha rừng tự nhiên; khai trồng rừng thay thế được 272,532 ha (Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh 30ha, Vốn điều chuyển của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam 242,53ha).
Nhân viên Ban Quản lý Rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam chăm sóc cây giống để trồng rừng. Ảnh: Văn Nỷ
Chỉ đạo các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện các hạng mục công trình lâm sinh về chăm sóc rừng trồng năm 3, năm 4 và hạng mục chuyển tiếp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm đảm bảo tiêu chí thành rừng vào cuối năm 2023. Trong năm, dự kiến tăng trên 650 ha rừng so với năm 2022; đảm bảo tỉ lệ che phủ rừng năm 2023 đạt 47,25% (Chỉ tiêu 47,23%).
* Để thúc đẩy thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, UBND tỉnh đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Vùng sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao An Hải và vùng sản xuất tôm bố mẹ ứng dụng công nghệ cao Sơn Hải giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định số 607/2023/QĐ-UBND; triển khai các thủ tục thu hút doanh nghiệp đầu tư dự án sản xuất tôm bố mẹ, đầu tư dự án nuôi biển công nghệ cao vùng biển sâu và đầu tư dự án Trồng cây dược liệu công nghệ cao và chuyển giao công nghệ nuôi trồng dược liệu.
Công ty Cổ phần Thảo dược LKVN tại xã Quảng Sơn trồng cây dược liệu Đinh Lăng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Văn Nỷ
Đồng thời, đặt hàng cho Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ quy mô khoảng 4.000ha để thu hút đầu tư xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao kiểu mẫu giai đoạn 2024-2025.
Xuân Bính