Theo lưu ý của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), kết cấu dạng lưới trên vỏ dưa lưới mặc dù nhìn rất phức tạp nhưng lại có rất nhiều kẽ hở nhỏ để vi khuẩn sinh sôi, có khả năng gây bệnh do thực phẩm. Vì những quả dưa này thường mọc trên mặt đất nên chúng dễ bị ô nhiễm bởi sinh vật, nước ngầm ô nhiễm chứa mầm bệnh. Do đó, luôn kiểm tra các mảng nấm mốc trên dưa lưới và tìm những vết có thể làm vỏ bị dập khiến vi khuẩn xâm nhập vào phần thịt và ruột quả dưa.
Ngay cả khi vỏ dưa không có dấu hiệu nhiễm bẩn, hãy rửa kỹ bên ngoài trước khi bổ dưa. Không rửa dưa trước khi bổ có thể gây nguy hiểm nếu đưa chất gây ô nhiễm có hại vào bên trong quả. Tiếp tục bổ dưa bằng cùng một con dao có thể làm vấn đề tăng lên theo cấp số nhân. FDA khuyến cáo nên rửa quả dưa dưới vòi nước chảy và chà sạch trái cây bằng bàn chải rửa rau.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy Salmonella cũng có thể xâm nhập vào bên trong dưa lưới trong quá trình phát triển và xâm nhập vào bên trong quả, điều đó có nghĩa là rửa vỏ không phải lúc nào cũng đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, FDA khuyến cáo nên mua dưa không bị dập hoặc hư hỏng.
B.D (Theo Báo SK&ĐS)