Mặc dù chỉ mới được thử nghiệm trên các khối u tuyến tiền liệt, song các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể hiệu quả trên một loạt căn bệnh chết người khác như ung thư phổi, ung thư vú hay tuyến tụy.
BBC cho biết trong kỹ thuật này, người ta đã lấy ADN từ các tế bào khỏe mạnh, tạo ra văcxin và chữa cho chuột bị bệnh. Tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 80%.
Khác với các văcxin truyền thống được tiêm để "phòng ngừa" nhiễm virus hay vi khuẩn, văcxin kiểu mới sẽ kích thích hệ miễn dịch tấn công vào khối u trong cơ thể, nghĩa là nó được sử dụng sau khi cơ thể đã bị chẩn đoán ung thư.
Một điều rất quan trọng trong cách trị liệu này là các tế bào lành lặn của cơ thể sẽ không bị ảnh hưởng.
Trung tâm nghiên cứu Ung thư Anh nhận định đây là bước phát triển vượt bậc, song cần thực hiện thêm các nghiên cứu trên người trước khi ra quyết định.
Giáo sư Alan Melcher, từ Đại học Leeds, đồng trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết các thử nghiệm lâm sàng trên người có thể được thực hiện trong một vài năm tới.
Nguồn Vnexpress