Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến ĐBQH có 6 chương và 91 điều; giảm 1 chương, tăng 17 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật và đa số tán thành tên gọi là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dự thảo Luật bám sát các quan điểm xây dựng luật, thể chế hóa kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng về phát huy dân chủ ở cơ sở và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; cân nhắc việc quy định “doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động” được gọi chung là “doanh nghiệp” vì không phù hợp với quy định tại khoản 10, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp; có ý kiến đề nghị gọi chung là “tổ chức kinh tế” như tại khoản 1 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2020; ngoài việc được công khai thông tin, công dân còn được yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật; có ý kiến đề nghị bổ sung quyền kiểm tra, giám sát của công dân; cần rà soát lại nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn tại điều 38 của dự thảo Luật…
Đồng chí Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của các đại biểu, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh sẽ ghi nhận, tổng hợp báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh sửa trong quá trình xây dựng dự thảo Luật. Đây cũng là căn cứ để Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh nghiên cứu, góp ý kiến xây dựng luật tại diễn đàn Quốc hội trong thời gian tới.
Phan Bình