* Qua 30 năm tái lập tỉnh đến nay, công tác giải quyết việc làm luôn được quan tâm; hoạt động tư vấn, giới thiệu và giải quyết việc làm được tăng cường. Nếu năm 1992, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 4.000 lao động thì đến năm 2021 đã giải quyết việc làm cho 11.237 lao động, tăng gấp 2,8 lần. Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, hỗ trợ đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được thực hiện hiệu quả. Giai đoạn 1992-2012, xuất khẩu lao động chỉ có 170 lượt người; giai đoạn từ 2013-2021 đã lên đến 730 lượt người. Công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực được đặc biệt quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 20 cơ sở dạy nghề, tăng 18 cơ sở so với năm 1992. Trong đó, có 9 cơ cở công lập (2 trường cao đẳng; 3 Trung tâm GDTX- GDNN; 4 cơ sở dạy nghề) và 11 cơ sở ngoài công lập. Quy mô và chất lượng đào tạo được nâng lên, dạy nghề từng bước gắn với giải quyết việc làm; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 9,2% (năm 1992) lên 61,7% (năm 2021). Hàng năm có trên 80% lao động có việc làm sau đào tạo.
Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo hiện đại. Ảnh: Văn Nỷ
* Từ khi tái lập tỉnh đến nay, ngành chăn nuôi trong tỉnh phát triển theo hướng an toàn, hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao. Nhiều địa phương đã tổ chức và mở rộng phát triển theo mô hình chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao, khép kín, gắn với phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 39 trang trại chăn nuôi heo liên kết nuôi gia công cho Công ty Cổ phần CP, với quy mô 37.823 con/lứa, chiếm khoảng 42% trên tổng đàn, nhưng sản lượng thịt heo xuất chuồng chiếm đến 56-58% sản lượng heo hơi cả tỉnh. Tỷ lệ sind hóa đàn bò đạt 50%, lai tạo đàn dê đạt 85% tổng đàn. Quy mô đàn gia súc, gia cầm ổn định, bình quân tăng 4,3%/năm, chất lượng được cải thiện đáng kể. Từ 141.691 con (năm 1992), lên 459.747 con (năm 2021); tổng lượng thịt hơi các loại tăng từ 4.927 tấn (năm 1992) lên 33.415 tấn (năm 2021).
* Tính đến cuối quý I-2022, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh đạt 18.800 tỷ đồng, tăng 163 tỷ đồng, tăng 0,87% so với cuối năm 2021, bằng 90,1% kế hoạch năm 2022. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư ước đạt 13.010 tỷ đồng, chiếm 69,2%, tăng 639 tỷ đồng, tăng 5,17% so với cuối năm 2021; tiền gửi thanh toán, đạt 5.550 tỷ đồng, chiếm 29,52%, giảm 476 tỷ đồng, giảm 7,9%; phát hành giấy tờ có giá, đạt 240 tỷ đồng, chiếm 1,28%, bằng với cuối năm 2021. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn, đạt 4.150 tỷ đồng, chiếm 22,07%; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, đạt 13.500 tỷ đồng, chiếm 71,81%; tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 1.150 tỷ đồng, chiếm 6,12%.
* Trong quý I, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện Thuận Bắc thực hiện ước đạt 451,9 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 38%. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước đạt 221,9 tỷ đồng, chiếm 49,2% và các thành phần kinh tế 230 tỷ đồng, chiếm 50,8%. Các ngành, địa phương đã tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, phối hợp với nhà đầu tư triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án điện gió Công Hải 1- giai đoạn 2.
NN-Trúc Phương