Mô tả cây:
Cây cao từ 10-20m, mọc khắp nơi, nhưng đặc biệt ưa mọc ở ven biển, thân có gai ngắn.
Lá gồm 3 lá chét giữa rộng hơn là dài, dài 10-15cm, hai lá chét hai bên dài hơn rộng hình 3 cạnh.
Hoa màu đỏ tươi tụ họp từ 1-3 thành chùm dầy.
Quả giáp dài 15-30cm, đen, hơi hẹp lại ở giữa các hạt. Trong mỗi quả có 5-6 hạt hình thận màu đỏ hoặc nâu, tễ rộng, hình trứng đen có vành trắng.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ, vỏ vong nem có vị đắng tính bình, vào 2 can và thận. Có tác dụng khử phong thấp, thông kinh lạc, sát trùng. Dùng chữa lưng gối đau nhức, tê liệt, lở ngứa. Người không phong hàn thấp không dùng được
Thuốc an thần, gây ngủ. Rượu lá vông dùng với 1-2g một ngày, hoặc xi rô lá vông uống mỗi ngày 20ml trước khi đi ngủ. Có thể dùng thuốc hãm hoặc thuốc sắc, ngày uống 2g đến 4g lá.
Nhân dân ta còn uống lá vông và đắp lá vông hơ nóng vào hậu môn để chữa trĩ.
Còn dùng ngoài làm thuốc xoa bóp, thuốc mỡ.
Đơn thuốc có vông nem
Thuốc chữa một số bệnh ngoài da: Vỏ vông nem, vỏ cây dâm bụt, sà sang tử, rể chút chít. Tất cả tán nhỏ, pha thành rượu 1/5. Dùng bôi ngoài da
Thuốc chữa rắn cắn: Hạt hay vỏ vông nem thái nhỏ, đun với một ít nước thành bột nhão đắp lên chỗ rắn cắn.
Chữa sâu răng: tán nhỏ rắc vào nơi răng sâu.
Đức Doãn (Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).