Đối với các trẻ sơ sinh, ống động mạch thường sẽ đóng sau 48-72 giờ sau sanh, tuy nhiên, đối với 3 trường hợp trên, ống động mạch không đóng, điều này làm bé dễ bệnh, khò khè, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thậm chí dễ gây viêm phổi nặng và suy tim. Trong y khoa, “còn ống động mạch” là bệnh tim bẩm sinh thường gặp.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện tỉnh thực hiện kỹ thuật “Bít ống động mạch bằng dù” cho bệnh nhân.
Thay vì phải mổ hở như trước đây, các bác sĩ can thiệp qua da, đưa catheter (ống thông) qua động mạch và tĩnh mạch đùi, dùng dù để đóng các tổn thương, khuyết tật về cấu trúc tim cho trẻ. Phương pháp này hạn chế vấn đề xâm lấn, giúp bệnh nhân không mất nhiều sức, hồi phục nhanh hơn.
BS Thái Phương Phiên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, đây là lần đầu tiên bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện kỹ thuật “Bít ống động mạch bằng dù” cho bệnh nhân nhi. Với thành công ban đầu, Bệnh viện tự tin tiếp tục thực hiện cho các trường hợp tương tự, cũng như một số kỹ thuật khác: Nong hẹp van động mạch phổi, xé vách liên nhĩ, nong và đặt stent giữ ống động mạch ở những bệnh nhân có dị tật tim phức tạp lệ thuộc ống động mạch. Việc triển khai kỹ thuật này ngay tại địa phương đã giúp cho các bệnh nhi có thể khám, tầm soát, theo dõi tại chỗ, không phải chuyển lên tuyến trên, giảm chi phí khám và điều trị.
Uyên Thu