Độ đạm: Xem nhãn ở chai nước mắm tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, trọng lượng tịnh, thành phần chủ yếu, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, xuất xứ của thực phẩm. Nếu nhãn mác không ghi rõ chỉ số axit amin thì không nên mua.
Nước mắm Cà Ná (Thuận Nam) đảm bảo ngon, chất lượng. Ảnh: V. Nỷ
Độ chua: (số ml NaOH 1N dựng để trung hoà 100 ml nước mắm): 4-6; hàm lượng muối NaCl (g/L): 250-280: Nitơ toàn phần (g/L) càng cao càng tốt, thể hiện độ đạm của nước mắm; tỷ số Nitơ formol/Nitơ toàn phần >60%: tỷ số Nitơ NH3/Nitơ formol <50%.
Nếu độ chua thấp (<2) nước mắm có thể bị pha loãng hoặc đó bị hỏng, nếu độ chua cao(>10) thì nước mắm đó phải thuộc loại nước mắm có độ đạm toàn phần cao từ 18-20g/L.
Màu sắc: Nước mắm màu nâu vàng, nâu vàng đến nâu đỏ, vàng rơm hay cánh gián trong suốt, không vẩn đục là nước mắm ngon. Không chọn nước mắm có màu xanh xám vì có thể nước mắm đó bị biến chất. Muốn kiểm tra thật chuẩn màu của chai nước mắm, nên để chai đối diện với nguồn sáng, lắc chai mạnh, sau đó dốc ngược, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống nghĩa là có dấu hiệu kết tủa, tuyệt đối không sử dụng. Có chất kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác được cho thêm trong quá trình đóng gói.
Mùi vị: Nước mắm ngon có mùi thơm dịu, ngọt. Nếu nếm thấy có vị ngọt đạm dịu xuống cổ họng là nước mắm có độ đạm cao. Nếu thấy có vị mặn thì loại nước mắm đó có độ đạm cao.
Với những phương pháp lựa chọn trên, hy vọng giúp các bà nội trợ có được sản phẩm nước mắm phù hợp với nhu cầu sử dụng và bảo đảm chất lượng.
B.H (Theo Báo SK&ĐS)