Trong lúc các bộ phận cấu thành của điện thoại thông minh chiếm hơn 1/3 giá trị xuất khẩu năm 2017 của vùng lãnh thổ Đài Loan, so với tỷ lệ 17% của Malaysia và 16% của Singapore.
Tại Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan, chuỗi sản xuất linh kiện điện thoại thông minh chiếm lần lượt khoảng 1/3 và 2/5 tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của các nền kinh tế này trong năm 2017. Ảnh hưởng của chuỗi sản xuất điện thoại thông minh tại Hàn Quốc và Đài Loan thấp hơn nhiều so với tại Trung Quốc do quy mô và sự đa dạng hóa của nền kinh tế.
Tại Ireland (Ai-len), nơi Apple quản lý tài sản trí tuệ, giá trị gia tăng của xuất khẩu iPhone chiếm 1/4 tăng trưởng GDP của nước này trong năm 2017. Một điều đáng lưu ý, cũng theo IMF, là thu nhập từ việc bán điện thoại thông minh không mang lại lợi ích trọn vẹn cho nền kinh tế Ireland khi việc làm hầu như không thay đổi tại quốc gia này.
Trong sáu năm qua, nhu cầu lớn trên toàn cầu về điện thoại thông minh đã làm thay đổi hiệu suất về xuất khẩu và tăng trưởng của nhiều nước châu Á, thông qua chuỗi cung ứng. Đây là kết luận của một phân tích về thị trường điện thoại thông minh toàn cầu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố trong báo cáo mới nhất mang tên Triển vọng Kinh tế Thế giới.
Trước khi ra mắt một mẫu điện thoại mới là thời gian tất cả các bộ phận cấu thành của điện thoại được xuất khẩu từ một số nước châu Á sang Trung Quốc - nhà sản xuất cuối cùng của phần lớn điện thoại thông minh. Và sau đó những chiếc điện thoại này được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới.
Tin tức nói rằng số lượng các điện thoại thông minh bán ra đã giảm lần đầu tiên kể từ khi dữ liệu được tổng hợp. Theo IMF, mặc dù thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đang bão hòa, doanh số bán ở châu Á dự kiến sẽ không yếu đi nhờ nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử.
Theo TTXVN