Rau kinh giới rất giàu vitamin và khoáng chất, không chỉ là gia vị mà còn có tác dụng chữa trị rất nhiều bệnh. Đặc biệt nó có khả năng điều trị nhiều loại bệnh, kháng khuẩn và chống oxy hóa, kinh giới giúp chữa trúng phong, cấm khẩu, chữa dị ứng, cảm lạnh…
Rau kinh giới chữa được nhiều bệnh
Chữa trúng phong, cấm khẩu
Kinh giới 12g phối hợp với sắn dây 24g, sắc uống chữa sốt nóng, nhức đầu, đau mình. Nước sắc toàn kinh giới uống nóng với nước ép măng tre và nước cốt gừng chữa trúng phong, cấm khẩu.
Chữa dị ứng
Dùng bộ phận trên mặt đất của cây kinh giới, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) thì càng tốt. Đem kinh giới sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh.
Giảm đau bụng kinh
Rau kinh giới có đặc tính giúp giảm đau, đặc biệt nó rất tốt trong việc làm giảm đau bụng kinh. Để giảm đau, bạn có thể pha trà kinh giới để uống bằng cách pha 1/2 muỗng cà phê rau kinh giới khô nghiền nhỏ với nước sôi, hoặc đơn giản là nhai rau tươi.
Diệt ký sinh trùng trong ruột
Rau kinh giới chứa hai hợp chất kháng khuẩn mạnh có tên là thymol và carvacrol, rất tốt trong việc diệt ký sinh trùng trong ruột. Rau còn có thể xoa dịu hệ thống tiêu hóa, rối loạn dạ dày và chứng khó tiêu.
Chữa cảm lạnh
Đây cũng là một liệu pháp rất tốt cho những ai bị cảm lạnh. Thêm một vài giọt rau kinh giới vào ly nước cam sẽ có tác dụng rất tốt trong việc thông mũi, giảm đau nhức. Vitamin C sẽ từ nước cam sẽ làm tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại những cơn cảm lạnh bất ngờ.
Rau kinh giới giúp chữa cảm lạnh, trị mề đay
Trị mề đay, nóng trong
Kinh giới 16g, kim ngân 20g, hạ khô thảo 16g, thương nhĩ 12g, nam hoàng bá 16g, chi tử 12g, sài hồ 10g, chỉ xác 8g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt, tiêu độc, bình can, lợi tiểu.
Hỗ trợ phục hồi tê bại chân tay
Kinh giới 1 nắm, bạc hà bằng nửa kinh giới, đậu hạt (xay vỡ) 80g, gạo lứt 100g. Đem dược liệu sắc lấy nước bỏ bã, nước sắc nấu với gạo và đậu thành cháo, chín cháo thêm chút dấm muối cho ăn khi đói.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại