Thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy

Ngày 5/12/2022, đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ký ban hành Thông báo Số 532-TB/TU Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nêu rõ: Trên cơ sở Báo cáo số 483-BC/ĐKT, ngày 10/10/2022 của Đoàn kiểm tra (theo Quyết định số 877-QĐ/TU, ngày 12/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy) về báo cáo kết quả kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và ý kiến góp ý của các đồng chí thành viên; Ban Thường vụ Tinh ủy có ý kiến như sau:

I. Về kết quả kiểm tra

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá cao kết quả làm việc của Đoàn kiểm tra; đã bám sát kế hoạch, đề cương hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để triển khai nhiệm vụ bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đoàn kiểm tra đã tổ chức kiểm tra tại Đảng ủy xã Quảng Sơn và Huyện ủy Ninh Sơn; Đảng ủy thị trấn Phước Dân và Huyện ủy Ninh Phước; Đảng ủy phường Đô Vinh và Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm; Đảng ủy Sở Y tế; Đảng ủy Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Nhìn chung, các đơn vị được kiểm tra đã chuẩn bị chu đáo, đúng mục đích, yêu cầu, nội dung báo cáo bám vào đề cương; đồng thời chuẩn bị và cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan để phục vụ cho công tác kiểm tra; triệu tập thành phần tham dự làm việc theo đúng yêu cầu của Đoàn Kiểm tra. Báo cáo của Đoàn kiểm tra đã đánh giá toàn diện kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc trong việc thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị; qua đó chỉ ra những ưu điểm để phát huy, những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra đã cụ thể hóa và ban hành các văn bản chỉ đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 36- CT/TW gắn với thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm. Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu về công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy được nâng lên. Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục; nhiều đường dây, tụ điểm ma túy phức tạp đã được phát hiện, triệt xóa và xử lý nghiêm minh. Công tác cai nghiện và phục hồi sau cai đã có những chuyển biến tốt, góp phần kiềm chế gia tăng người nghiện mới. Công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy được đổi mới, qua đó góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội trong công tác phòng, chống ma túy. Lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy ở Công an các huyện, thành phố tiếp tục được kiện toàn và nâng cao năng lực, phát huy vai trò nòng cốt trong tham mưu, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống ma túy...

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là:

- Công tác phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt, do đó chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có lúc, có việc chưa được chặt chẽ, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các nguồn lực xã hội dành cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

- Công tác tuyên truyền có lúc còn hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa tổ chức được các hoạt động tuyên truyền cá biệt đối với những người nghiện ma túy, chưa tiếp cận được với các đối tượng có nguy cơ cao bị lôi kéo vào tội phạm và tệ nạn ma túy.

- Tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp; tình trạng sử dụng ma túy, nhất là ma túy tổng hợp trong thanh thiếu niên, số người nghiện và số xã, phường, thị trấn có ma túy gia tăng.

- Công tác cai nghiện và quản lý sau cai còn gặp nhiều khó khăn, việc cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng hiệu quả còn thấp; công tác rà soát, thống kê người nghiện có lúc chưa chính xác và kịp thời.

- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên có lúc chưa đầy đủ về yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phòng, chống ma túy; một số cấp ủy chưa xác định rõ trách nhiệm trong công tác phòng, chống ma túy, còn cho rằng đó là trách nhiệm của lực lượng Công an, do đó khoán cho lực lượng chuyên trách, chưa quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể có lúc chưa quyết liệt, thiếu chương trình hành động cụ thể, thiết thực, thiếu sân chơi lành mạnh, bổ ích để thu hút rộng rãi thanh niên trong việc tham gia sinh hoạt, học tập, rèn luyện...

- Một bộ phận Nhân dân còn gặp khó khăn về đời sống vật chất, trình độ văn hóa thấp, nhận thức còn hạn chế, bị đồng tiền cám dỗ nên tội phạm ma túy lợi dụng để vi phạm pháp luật.

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc và thực hiện chưa được thường xuyên, nội dung, hình thức tuyên truyền chậm đổi mới nên hiệu quả chưa cao. Vai trò của các ngành, Mặt trận, các đoàn thể và tổ chức xã hội ở địa phương trong công tác vận động cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và tạo công ăn việc làm cho các đối tượng nghiện sau cai nghiện có nơi hiệu quả còn hạn chế.

- Người nghiện ngày càng trẻ hóa, xuất hiện nhiều loại nhiều ma túy, trong khi công tác điều tra, cai nghiện ma túy tổng hợp chưa hiệu quả, các chất ma túy ngày càng đa dạng, việc sử dụng các chất ma túy ngày càng phổ biến dẫn đến tỷ lệ tái nghiện sau cai nghiện vẫn còn cao.

- Việc đầu tư nhân lực và nguồn lực cho công tác phòng, chống ma túy chưa thỏa đáng. Chương trình phòng, chống ma túy không còn là Chương trình mục tiêu quốc gia nên kinh phí bị cắt giảm; nhiều địa phương không tự cân đối được ngân sách nên không bố trí kinh phí để phục vụ công tác này.

II. Về một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và cấp ủy đảng tại các sở, ban, ngành tỉnh tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và tầng lớp nhân dân về nội dung Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 Bộ Chính trị; Kế hoạch số 199-KH/TU, ngày 15/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Trong đó tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Kế hoạch số 5549/KH-UBND, ngày 13/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025; Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030.

2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy, trọng tâm là Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành; thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền cho phù hợp với từng địa bàn, đối tượng; tập trung các nhóm có nguy cơ cao như: Học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên không có nghề nghiệp, thanh thiếu niên hư... Tăng cường việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, quản lý, giáo dục học sinh, tầng lớp thanh thiếu niên; lồng ghép, tích hợp trong chương trình giáo dục, sinh hoạt đoàn thể, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh đối với tội phạm ma túy trong thanh thiếu niên. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” (tháng 6 hàng năm),“Ngày quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” (ngày 26/6 hàng năm).

3. Nghiên cứu vận dụng chế độ, chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho người nghiện trong quá trình cai nghiện cũng như sau cai, giúp họ lập nghiệp, nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng và phòng, chống tái nghiện. Tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý người nghiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng thuốc Methadone, không để tình trạng vừa điều trị Methadone vừa sử dụng ma túy.

4. Thường xuyên tiến hành rà soát, cập nhật danh sách số người nghiện ma túy trên địa bàn, đảm bảo 100% số người nghiện trên địa bàn đều phải có hồ sơ kiểm soát nhằm triển khai các biện pháp nắm, phân loại cụ thể (số người nghiện ma túy có nơi cư trú, không nơi cư trú ổn định, “ngáo đá”, có liên đến loạn thần...) để có biện pháp quản lý cho phù hợp, đạt hiệu quả. Tăng cường các giải pháp nhằm kéo giảm số người nghiện, số người sử dụng trái phép chất ma túy.

5. Tập trung đấu tranh quyết liệt đối với tội phạm về ma túy; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, không để thất thoát tiền chất để tội phạm lợi dụng phạm tội. Tiếp tục chỉ đạo, củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực của Tổ phối hợp liên ngành và các cơ quan chuyên trách về phòng, chống ma túy đủ mạnh để có thể kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, vận chuyển ma túy từ các tỉnh khác đến địa phương.

6. Đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, lồng ghép công tác phòng, chống ma túy với các Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống ma túy.

Giao Đảng ủy Công an tỉnh tiếp tục phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi việc thực hiện và báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Tỉnh ủy.




  

 

tin đã đưa