Ý Dĩ

Mô tả cây

Ý dĩ là một loại cây sống hàng năm, có thể cao tới l-2m. Thân nhẵn bóng không có lông, có vạch dọc. Lá hình mác to, dài 10-40cm, rộng 3cm có những gân nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá thành bông. Hoa đực mọc ở phía trên, hoa cái ở phía đưới. Hoa đực có 3 nhị. Quả dĩnh bao bọc bời bẹ của một lá bắc.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn vào 3 kinh tì, vị và phế. Có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, thẩm thấp. Dùng chữa thuỷ thung cước khí, tiết tả, phế ung, phế nuy.

Do lượng protit và chất béo và chất tinh bột cho nên ý dĩ là một chất thuốc bồi bổ cơ thể. Nhưng trong đông y thường coi ý dĩ là một vị thuốc nếu dùng sống “lợi thấp nhiệt”, dùng chín chữa tả lỵ, lợi tiểu tiện, tiêu thủy thũng, chữa được gân co quắp không co duỗi được, phong thấp lâu ngày không khỏi.

Liều dùng: Ngày uống 8-30g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc có ý dĩ trong đông y

Đơn chữa tiểu tiện ra sỏi: Ý dĩ 20g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Uống liên tục đến khi thấy tiểu tiện bình thường là được.

Đơn thuốc chữa bệnh phổi, nôn ra máu: Ý dĩ 40g, nuớc 400ml (2 bát) sắc còn 1 bát (200ml) thêm ít rượu vào uống làm hai lần trong ngày. Uống luôn 10 ngày

Đơn thuốc bổ chữa lao lực: Ý dĩ 5g, mạch môn đông 3g, tang bạch bì 3g, bách bộ 3g, thiên môn đông 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa tê thấp: Ý dĩ nhân 40g, phổ thục linh 20g, nước 600ml sắc còn 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liền 10 ngày nếu thấy tiểu tiện nhiều là bệnh giảm.