Tại buổi lễ đã diễn ra hoạt cảnh tái hiện thời khắc anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ làm lễ tế trời đất, đăng quang Hoàng đế, luyện quân và xuất binh đánh giặc.
Cách đây 232 năm, ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), chính tại khu vực núi Bân, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung. Sau lễ đăng quang một ngày, vua Quang Trung ra lệnh xuất quân ra Bắc, đại phá quân Thanh.
Hoạt cảnh tái hiện thời khắc Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ làm lễ tế trời đất, đăng quang Hoàng đế, luyện quân và xuất binh đánh giặc.
Bằng lối đánh chủ động, liên tục tấn công, thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh liệt, từ đêm 30 Tết đến mờ sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (ngày 30/1/1789), đại quân Tây Sơn đã mở cuộc tấn công vào các vị trí cốt yếu, tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa, giải phóng kinh thành Thăng Long, đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh.
Đây là một trong những chiến thắng hiển hách, vang dội đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Sau chiến thắng này, suốt hơn 10 năm (1789 - 1801), Phú Xuân (thành phố Huế) là kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt thời Tây Sơn.
Hoạt cảnh tái hiện thời khắc Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ làm lễ tế trời đất, đăng quang Hoàng đế, luyện quân và xuất binh đánh giặc.
Hiện nay, khu vực núi Bân ở phường An Tây, thành phố Huế đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia và là một địa chỉ du lịch, văn hóa hấp dẫn, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Theo TTXVN/Báo Tin tức