Ảnh minh họa. Nguồn: VA
Cụ thể, mỗi thí sinh chỉ có một bản gốc duy nhất giấy chứng nhận kết quả thi của kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Việc nộp bản gốc này nhằm khẳng định việc nhập học của thí sinh tại trường.
Sau thời điểm trên, nếu thí sinh không nộp bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi đồng nghĩa với việc từ chối nhập học và nhà trường có quyền hủy tên thí sinh khỏi danh sách trúng tuyển để dành cơ hội cho thí sinh khác.
Việc yêu cầu thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi được bắt đầu triển khai từ năm 2016. Trong năm đầu tiên này, đã có thí sinh do không nắm rõ quy chế, không gửi nộp giấy chứng nhận về trường và bị coi như từ chối nhập học. Đó là trường hợp em Đặng Thị Huyền (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang), đạt 27,5 điểm và đủ điểm đỗ vào Đại học Luật Hà Nội như nguyện vọng. Thế nhưng em Đặng Thị Huyền không biết và không gửi chứng nhận kết quả thi về trường. Quá thời hạn, nhà trường đã gỡ tên Huyền khỏi danh sách trúng tuyển.
Khi nhận được chứng nhận kết quả thi, trường sẽ gửi giấy mời nhập học cho thí sinh. Căn cứ vào lịch nhập học của trường, thí sinh sẽ đến trường nộp các giấy tờ (học bạ, giấy chứng nhận ưu tiên...) để làm thủ tục nhập học.
Nếu thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 (hay thí sinh trúng tuyển nhưng không nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường), thí sinh có thể theo dõi thông tin tuyển sinh bổ sung trên các trang thông tin điện tử của các trường. Các đợt xét tuyển bổ sung sẽ được thực hiện từ sau ngày 13/8. Thời gian cụ thể của các đợt xét tuyển bổ sung sẽ do các trường quy định. Trong xét tuyển đợt bổ sung thí sinh được phép đăng ký xét tuyển vào nhiều trường và không hạn chế số nguyện vọng.
Nguồn www.dangcongsan.vn