Những con số đã nêu là kết quả từ sự nỗ lực của toàn ngành, trong đó nổi bật là công tác quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh ngày càng mở rộng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều du khách cả trong và ngoài nước như cùng với việc lắp đặt mới biển chỉ dẫn các điểm du lịch; in đĩa, bản đồ, cẩm nang, bưu ảnh… phát hành trong và ngoài nước; quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh trên tạp chí du lịch, wesite, bản đồ của Tổng cục du lịch; tham gia các hội chợ…Điều cũng đáng nói là Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch đã có cách là tích cực là tiến hành khảo sát các điểm du lịch trong tỉnh để giới thiệu, quảng bá cho du khách trong và ngoài nước biết đến. Đặc biệt, để góp phần quan trọng vào thành công nói trên là công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng khởi sắc, từng bước đáp ứng nhu cầu “thụ hưởng, khám phá” của du khách. Có thể khẳng định rằng, đến nay “thương hiệu” Du lịch Ninh Thuận đã phổ biến khá sâu rộng, chỉ riêng các địa danh đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục như: Đèo Ngoạn Mục được công nhận vào Top 5 ngọn đèo nổi tiếng nhất Việt Nam; Làng Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ; Làng Gốm Bàu Trúc được công nhận vào Top 20 làng nghề truyền thống Việt Nam nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo và tinh xảo; Tháp PôKlông Garai; Tháp Hòa Lai; Tháp Pôrômê được công nhận vào Top 10 tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan nhất; Vịnh Vĩnh Hy được công nhận vào Top 10 vùng vịnh đẹp của Việt Nam… Chỉ chừng ấy địa danh cũng đã làm nên “thương hiệu” và sự hấp dẫn đối với du khách. Đó là chưa nói đến 2 món ẩm thực là: Sườn Cừu nướng Phan Rang được công nhận vào Top 20 món ăn ngon và mới lạ của Việt Nam và Bánh Căn được công nhận vào Top 100 món ăn, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức đã nêu xác nhận kỷ lục. Thực ra tỉnh ta còn nhiều địa điểm du lịch còn “hớp hồn” du khách, đó là những bãi biển đẹp nổi tiếng như Bình Sơn - Ninh chữ , Bình Tiên, Cà Ná ..., có 2 Vườn Quốc gia là Núi Chúa, Vườn quốc gia Phước Bình, Hang Rái được mệnh danh là thác trên biển,…
Du khách đến tham quan chụp ảnh lưu niệm tại Hang Rái trong dịp nghỉ hè 2017. Ảnh: Sơn Ngọc
Cân phân mà nói, tuy tiềm năng du lịch của tỉnh rất lớn với nhiều lợi thế so sánh trong khu vực và cả nước nhưng vẫn chưa thực sự “hút” được du khách do chất lượng sản phẩm du lịch còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, loại hình chưa phong phú, thiếu tính độc đáo... Mặt khác, nhiều doanh nghiệp du lịch chưa tập trung cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phong cách kinh doanh còn nặng tính “ăn xổi”. Tiến độ đầu tư ở nhiều dự án du lịch còn chậm, hoặc đầu tư chưa đúng tầm. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư khu du lịch còn có những bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác quảng bá nhất là ngoài nước còn hạn chế; vấn đề nguồn nhân lực chưa được đào tạo một cách rõ nét … Đây là những lý do làm cho “thương hiệu” du lịch của tỉnh chưa được phổ cập rộng trên thị trường quốc tế cũng như trong nước như mong muốn.
Làm gì để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tỉnh nhà?. Theo TS Trần Du Lịch, để du lịch phát triển cần làm đầy đủ 4 chuyện: Ở đâu? Ăn gì? Chơi cái gì? Mua gì đem về?. Và như Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Làm du lịch chuyên nghiệp đòi hỏi những kỹ năng chuyên nghiệp, ngoại ngữ giỏi...nhưng nếu chưa đạt được những yêu cầu cao nhất này, trước hết là thái độ của người làm du lịch, phải hết sức tôn trọng, không chỉ đối với khách hàng mà còn người khác nữa. Và với tinh thần cùng nhau tháo gỡ các khó khăn, cải thiện những điều chưa làm được, ngành du lịch chắc chắn sẽ có bước phát triển tốt...
Thiết nghĩ, làm tốt những điều trên sẽ là câu trả lời xác đáng cho ngành du lịch của tỉnh vậy!.
TD