Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Vân Ly - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế của NRPB về một số hoạt động từ khi thành lập Ban đến nay.
Bà Nguyễn Thị Vân Ly: Ðể triển khai các công việc liên quan đến Công tác đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận, tháng 9/2007, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thành lập Ban Chuẩn bị đầu tư Dự án Ðiện hạt nhân và Năng lượng tái tạo. NRPB là đơn vị trực thuộc EVN với chức năng và nhiệm vụ chính là thục nhà máy điện hạt nhân và năng lượng tái tạo do Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Chính phů giao. Ðây là cơ quan đầu mối đảm nhận trọng trách giúp EVN “triển khai hầu hết các Công việc liên quan đến Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực hạn chế, kinh phí eo hẹp của một đơn vị mới được thành lập, hơn 3 năm qua, NRPB đã hoàn thành một khối lượng công việc đáng kể để sẵn sàng cho dự án. Đó là: hoàn thiện Báo cáo đầu tư và các báo cáo chuyên ngành để trình các cơ quan hữu quan phê duyệt, chuẩn bị về nhân sự quản lý dự án và tham gia đào tạo nhân sự cho công tác vận hành Nhà máy; phối hợp với các Cơ quan hữu quan trong việc góp ý xây dụng hành lang pháp lý cho ứng dụng năng lượng nguyên tử, phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam; phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng các chương trình truyền thông về điện hạt nhân để người dân địa phương trong tỉnh Ninh Thuận thấy rõ vị trí, vai trò của dự án, từ đó đồng thuận với việc triển khai dự án ĐHN đầu tiên tại Ninh Thuận...
Thời gian qua, NRPB đã tập trung hoàn thiện hồ sơ báo cáo đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận. Báo cáo này đã được Hội đồng thẩm định Nhà nước nhất trí thông qua trong phiên họp lần thứ 5 ngày 20/7/2009 và được đệ trình Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 để thảo luận và quyết nghị. Ngày 25/11/2009, tại Nghị quyết số 41/2009/QH12, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức quyết nghị chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với quy mô dự án là khoảng 4000 MW, bao gồm hai nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đặt tại Xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và Xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải thuộc tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài ra, NRPB đã phối hơp với các cơ quan chức năng thực hiện các quy hoạch, báo cáo chuyên ngành liên quan để phục vụ công tác thẩm định báo cáo đầu tư theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định Nhà nước (HÐTÐNN). Ðó là, các điều tra, đánh giá bổ sung địa chất địa điểm xây dụng; báo cáo đánh giá tác động môi trường; quy hoạch chi tiết địa điểm xây dựng Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1&2; quy hoạch tổng thể địa điểm xây dụng các nhà máy ÐHN ở Việt Nam; dự án lập quy hoạch phát triển ÐHN ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030; dự án Trung tâm tuyên truyền quảng bá Dự án Nhà máy ÐHN Ninh Thuận; cơ chế đặc biệt để thực hiện dự án ÐHN...
Bên cạnh đó, một trong những công việc quan trọng chuẩn bị cho triển khai dự án là chuẩn bị nhân lực cho công tác quản lý và vận hành nhà máy ÐHN. Cùng với các cơ quan như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn hạt nhân và bức xạ Việt Nam, các trường đại học, học Viện, Viện nghiên cứu, EVN đã xây dựng hoàn thiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ÐHN... Hiện, EVN đã dào tạo được 160 lượt cán bộ và 25 sinh viên đang theo học về điện hạt nhân tại nước ngoài; Cấp học bổng cho các sinh viên xuất sắc là con em cán bộ trong ngành đi học tập tại nước ngoài về kỹ thuật ÐHN. Sắp tới, EVN sẽ có chính sách ưu tiên con em địa phương có thành tích học tập tốt để trao học bổng đào tạo về ÐHN trong và ngoài nước, ưu tiên tuyển dụng những cán bộ công tác trong ngành Ðiện (đặc biệt là các dự án nhiệt điện) ở khu vực xung quanh vào công tác tại máy ÐHN Ninh Thuận.
PV: Được biết NPRB rất coi trọng tuyên truyền về Nhà máy ÐHN Ninh Thuận, xin bà cho biết những hoạt động cụ thể?
Bà Nguyễn Thị Vân Ly: Xác định công tác truyền thông rất quan trong và là một trong những trách nhiệm hàng đầu của chủ đầu tư đối với công chúng, đặc biệt là chính quyền và nhân dân địa phương nơi sẽ xây dựng Nhà máy ÐHN, thời gian qua, NPRB đã triển khai công tác thông tin tuyên truyền về ÐHN một cách liên tục, thường xuyên dưới các hình thức: hội thảo, triển lãm, tọa đàm, tham quan cơ sở hạt nhân, tiếp xúc cử tri tại nhiều nơi trong cả nước và khu vực dự kiến xây dụng Nhà máy. Cụ thể:
- Đồng tổ chức Triển lãm quốc tế về Ðiện hạt nhân lần thứ 3 tại Hà Nội trong các ngày 14 - 17/5/2008, (phối hợp với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam - VAEC) với chủ đề: "Hướng tới nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ỡ Việt Nam”;
- Ðồng tổ chức Chương trình “Trưng bày và Đối thoại về điện hạt nhân - tại Ninh Thuận các ngày 20 - 21/5/2008, (phối hợp với Tập đoàn Ðiện lực Pháp - EDF). Nhân dịp này, EVN đã thực hiện một cuộc thăm dò dư luận trong phạm vi các đại biểu tham dự chương trình;
- Phối hợp với Diễn đàn Công nghiệp Nguyên tử Nhật Bản (JAIF) tổ chức Triển lãm Điện hạt nhân Việt Nam - Nhật Bản tại Ninh Thuận từ 04 - 06/9/2008. Nội dung gồm trưng bày và giới thiệu hình ảnh về các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản và cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất” của người dân và cả hình ảnh đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận tham quan các nhà máy này thu hút động đảo người dân quan tâm theo dõi;
- Phối hợp với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam tổ chức thành công Triển lãm Điện hạt nhân quốc tế lần thứ 4 tại Hà Nội trong các ngày từ 27 - 29/5/2010 Với chủ đề ”Hướng tới Dự án Ðiện hạt nhân Ninh Thuận”. Triển lãm có sự tham gia của các nước có nền công nghiệp hạt nhân phát triển, gồm: Nga, Nhật Bân, Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Trung Quốc, Bungary;
- Ðịnh kỳ tổ chức các hội thảo chuyên đề về điện hạt nhân dành cho các đối tượng nhân dân khác nhau của tỉnh Ninh Thuận như Đoàn đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan tỉnh, cán bộ Văn phòng tỉnh ủy, Ðảng ủy khối Dân chính Ðảng, khối doanh nghiệp, Thành ủy Tp.Phan Rang - Tháp Chàm; Cán bộ Cựu chiến binh tỉnh, Cán bộ ngành giáo dục tinh, các chức sắc tôn giáo, cộng đồng dân tộc .. Nội dung của các hội thảo bao gồm: ưu nhược diểm của NMĐHN; các tai nạn hạt nhân nghiêm trọng; an toàn NMÐHN hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ; các vấn đề liên quan đến môi trường và sức khoẻ con người; Công nghệ NMĐHN; và tiến bộ của Công nghệ lò phân ứng hạt nhân; lợi ích của phát triển điện hạt nhân đối với địa phương; và các hoạt động thông tin, tuyên truyền về điện hạt nhân của Ban CBĐT trong thởi gian qua;
- Từ đầu năm 2009 đến nay, NRPB đã tổ chức trên 50 hội thào nhỏ về điện hạt nhân với quy mộ từ 50 đến 90 đại biểu/hộ thảo dành cho các cơ quan, đơn vị, các Sở ban ngành, đoàn thanh niên, hội phụ nữ các cấp, các huyện, các trường học, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Trung ương và địa phương thuộc địa bản tỉnh Ninh Thuận, các xã của hai huyện Ninh Hải và Thuận Nam, các thôn bản...;
- Hội thảo khoa học về Công nghệ Lò phản ứng hạt nhân dành cho các thành viên Hội đồng Thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, các quan chức cấp cao của Chính phủ, các nhà khoa học, Các nhà tư vấn tổ chức ngày 28/04/2009 tại Hà Nội;
- Tổ chức các đoàn của các cơ quan thông tẩn báo chỉ Trung ương tham quan các địa điểm, viết bài và đưa tin về dự án như Ðoàn phóng viên Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) thực hiện các phóng sự tại Ninh Thuận tháng 8/2009; Ðoàn nhà báo Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ và VTC Online tháng 12/ 2009; Ðoàn nhà báo chuyên trách về ngành điện của các báo, đài tham quan địa điểm Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tháng 5/2010 gồm Báo Nhân Dân, Ðài Tiếng nói Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Báo điện tử Dân trí, Báo Lao động, Báo Thanh niên; Ðoàn nhà báo của các báo, tạp chí tham quan địa điểm Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tháng 10/2010: Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Công thương, Tạp chí Công nghiệp, Tạp chí Điện lực, Báo An ninh thủ đô.
- Tổ chức các chuyến tham quan trong và ngoài nước cho nhân dân địa phương, tập trung vào người dân sống tại địa điểm xây dụng dự án;
- Xây dựng lực luợng tuyên truyên viên về điện hạt nhân là những cá nhân người địa phương tiêu biểu, có uy tín, có tiếng nói, khả năng ảnh hưởng lớn tới cộng đồng dân cư địa phuơng, để hỗ trợ NRPB trong quá trình truyền đạt các chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển điện hạt nhân và thông tin cụ thể về dự án...
PV: Xin bà cho biết một số công tác xã hội của NRPB trong thời gian qua ở Ninh Thuận?
Bà Nguyễn Thị Vân Ly: NRPB luôn có các hoạt động ủng hộ, tài trợ cho người dân địa phương:
- Tham gia chuơng trình ủng hộ người nghèo Xã Phuớc Dinh, Xã Vĩnh Hải; tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, gia đình đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2010; tặng quà thăm hỏi nhân dịp tết, lễ hội của người Chăm (Tết Ramưwan, Lễ Poryack, Lễ cúng Cô Long Thần Biển...); tặng quà nhân lễ nhậm chức Sư cả người Chăm, phúng viếng Cả sư người Chăm qua đời, tặng nhà bạt cho thôn Vĩnh Trường phục vụ Lễ Cúng tế Cô Long Thần Nữ (thần Biển) hàng năm và các hoạt động văn hóa khác của địa phương.. ;
- Tài trợ cho các hoạt động văn hóa, xã hội khác của địa phương;
- Tặng vở, đồ dùng học tập và giảng dạy, tủ sách cho các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bản hai xã khu vực dự án;
- Hỗ trợ kinh phi mua sắm công cụ phục vụ công tác bảo vệ an ninh trật tụ cho xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Hoạt động hỗ trợ này nhằm giúp địa phương trang bị thêm công cụ hỗ trợ nhằm phòng, chống, trấn áp các loại tội phạm tại địa phương, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và của tập thể.. .
PV: Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) sẽ hỗ trợ giúp đỡ Việt Nam những gì trong quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân?
Bà Nguyễn Thị Vân Ly: Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) là trung tâm hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân của thế giới nhằm thúc đẩy các công nghệ hạt nhân an toàn, an ninh và hòa bình. Với Việt Nam, “cửa sổ tuơng tác” với IAEA là Bộ Khoa học và Công nghệ, mà cụ thể là Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (trực thuộc Bộ KH&CN). Là chủ đầu tư của dự án, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo NRPB luôn luôn phối hợp chặt chẽ vớí Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. Trong thời gian qua, phái đoàn của IAEA có nhiều buổi làm việc với EVN, nhiều chuyên gia của IAEA đã trực tiếp tiế́p xúc với NRPB. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai xây dựng nhà máy, IAEA có thể giúp Việt Nam đánh giá những vấn đề cụ thể như vị trí xây dựng, quản lý nhà máy, khuôn khổ pháp lý, ngân sách nhà nước và tài chính dự án, chu trình nhiên liệu, chất thải phóng xạ, an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, khuôn khổ pháp quy, an ninh và bảo vệ thực thể, thanh sát hạt nhân...
PV: Xin cám ơn bà.
(Theo: Tạp chí Công nghiệp T11/2010)