Kết quả chụp mạch vành cho thấy có một khối huyết làm tắc nghẻn đoạn mạch gần mạch vành phải. Bệnh nhân cần được thông mạch kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Cùng thời điểm này, Bệnh viện đang tiếp nhận gói kỹ thuật can thiệp mạch vành do ekip bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh đến chuyển giao. Dưới sự hướng dẫn của ekip bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, ekip bác sĩ của Đơn vị Can thiệp tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh gồm BS.Nguyễn Lạc Việt và BS. Nguyễn Viết Thịnh đã thực hiện thực hiện thành công kỹ thuật đặt ống dẫn stent vào chỗ hẹp thông mạch vành và đã cứu sống bệnh nhân.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Lùn dần hồi phục sức khỏe sau ca phẫu thuật.
BS. Nguyễn Lạc Việt cho biết: Trước đây, đối với những trường hợp sốc tim như trên sẽ được Bệnh viện chuyển lên tuyến trên hoặc ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa để cấp cứu, điều trị. Tuy nhiên, đây là bệnh cấp tính, “thời gian vàng” để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân là khoảng 6 tiếng. Sau thời gian này, cơ tim sẽ bị hoại tử, nguy cơ tử vong rất cao; nếu được cứu sống, bệnh nhân cũng sẽ bị suy tim sau này. Việc chuyển viện làm mất thời gian, ảnh hưởng đến việc cấp cứu, điều trị.
ThS.BS Trần Hòa, Trưởng Đơn vị Can thiệp nội mạch Bệnh viên Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh cho biết: Thời gian qua, ekip bác sĩ Đơn vị Can thiệp tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã tiếp nhận rất tốt các gói kỹ thuật mà bệnh viện chúng tôi chuyển giao. Tôi tin rằng, sau ca phẫu thuật này, bệnh viện hoàn toàn có thể cấp cứu, điều trị cho các ca tương tự, giúp gia đình bệnh nhân giảm được chi phí điều trị, và quan trọng hơn cả là kịp thời cứu sống, nâng cao hiệu quả điều trị.
Được biết, qua gần 6 tháng đi vào hoạt động, Đơn vị Can thiệp tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận chụp và chẩn đoán 110 trường hợp, trong đó điều trị thành công cho 60 bệnh nhân bệnh tim mạch.
Uyên Thu