Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 4-4-2016 và các chế độ quy định sẽ được áp dụng từ ngày 1-1-2016. Ông Nguyễn Quang Công, Trưởng phòng Thu, BHXH tỉnh, cho biết: Theo Thông tư 01, người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm được đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.
Được đóng BHXH cho những năm còn thiếu để hưởng chế độ hưu trí:
Thông tư quy định, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Về phương thức đóng BHXH tự nguyện, người tham gia được chọn một trong năm phương thức đóng như sau: hằng tháng; 3 tháng một lần; 6 tháng một lần; 12 tháng một lần; một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần.
Và riêng với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi), nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) được đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi cộng gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Trong đó, mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Trong khi những người dân đóng BHXH một lần cho những năm còn thiếu phải đóng gộp tiền lãi suất thì những người đóng BHXH một lần cho nhiều năm về sau (đóng cho tương lai; không quá 5 năm) sẽ được chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Về thời điểm hưởng lương hưu, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng lương hưu ngay từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó nếu thuộc một trong các trường hợp sau: dừng tham gia BHXH tự nguyện và chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc; hưởng BHXH một lần; bị chết hoặc Tòa án tuyên bố đã chết. Số tiền hoàn trả bằng số tiền Nhà nước đã hỗ trợ đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
Nhà nước hỗ trợ người nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 và Khoản 2, Điều 17, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, từ ngày 1-1-2018 Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần tiền đóng BHXH tự nguyện cho các đối tượng sau: Hỗ trợ 30% mức đóng với người thuộc hộ nghèo; 25% với người thuộc hộ cận nghèo; và 10% với các đối tượng khác.
Cụ thể, mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn 2018-2020 là: 46.200 đồng/tháng với người thuộc hộ nghèo; 38.500 đồng/tháng với người thuộc hộ cận nghèo; và 15.400 đồng/tháng đối với các đối tượng khác.
Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện:
Về thủ tục đóng BHXH tự nguyện, người dân cần đến các đại lý thu BHXH tự nguyện tại bưu điện huyện để mua BHXH tự nguyện và được hướng dẫn làm thủ tục đóng BHXH một lần để hưởng lương hưu.
Thủ tục gồm có: tờ khai đăng ký tham gia BHXH (đăng ký lần đầu), sổ BHXH (nếu đã từng tham gia BHXH), tờ khai thay đổi thông tin người tham gia (nếu thay đổi mức đóng, phương thức đóng).
Đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYTBHXH Việt Nam vừa có Công văn số 1138/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, 2 Trung tâm Giám định và Thanh toán đa tuyến về Ký hợp đồng khám, chữa bệnh (KCB) BHYT với cơ sở KCB chưa được cấp Giấy phép hoạt động. Theo đó, để tránh gây xáo trộn hoạt động KCB, bảo đảm quyền lợi người tham gia BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh tiếp tục ký hợp đồng KCB BHYT năm 2016 đối với các cơ sở KCB của Nhà nước đã tổ chức hợp đồng KCB BHYT năm 2015, nhưng năm 2016 vẫn chưa được cấp Giấy phép hoạt động, đồng thời tổng hợp báo cáo BHXH Việt Nam n
Xuân Bính