Cá: Các chuyên gia khuyến khích bạn nên ăn ít nhất 100 gram cá béo mỗi tuần. Những loại cá nên ăn bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích và cá ngừ. Chúng rất giàu các axít béo omega-3 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm huyết áp.
Thịt nạc: Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chuyển hóa sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu khiến nguy cơ mắc bệnh tim của bạn tăng cao. Hãy chọn thịt nạc và áp dụng những cách chế biến thịt lành mạnh không cần dùng đến dầu mỡ như nướng hoặc luộc.
Thịt gia cầm: Thịt gia cầm, đặc biệt là thịt gà không da, là sự lựa chọn tốt hơn rất nhiều so với các loại thịt mỡ vốn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành của bạn. Hãy nướng hoặc luộc thịt gà trắng và tránh xa những món chiên hoặc rán.
Ngũ cốc: Các sản phẩm làm từ ngũ cốc chưa qua tinh chế rất tốt cho tim mạch. Chất xơ trong ngũ cốc chưa qua tinh chế có thể giúp giảm nồng độ cholesterol xấu. Bột yến mạch là một món ăn sáng rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó và các loại hạt khác rất giàu các axít béo omega-3 và chất xơ, giàu chất béo không bão hòa và có thể cải thiện nồng độ cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Rau củ: Rau củ cung cấp nhiều chất xơ có thể giúp hạn chế sự hấp thu cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim của bạn. Các loại rau lá có màu xanh đậm như rau chân vịt và bông cải xanh cung cấp chất sắt, kali, vitamin K và các loại vitamin và khoáng chất khác. Cà rốt, khoai lang và bí ngô chứa vitamin A dưới dạng beta-carotene và vitamin C vốn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Trái cây: Trái cây tươi như táo, chuối, đào, lê và mận là những nguồn chất xơ rất tốt cho tim mạch. Các loại dâu có chứa rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vitamin C trong trái cây, như cam và cà chua, có nhiều lợi ích bảo vệ sức khỏe. Mận là một nguồn chất xơ và chất sắt rất tốt có thể giúp giảm nồng độ cholesterol xấu nếu ăn thường xuyên.
Các loại đậu: Các loại đậu như đậu rằn, đậu đen, đậu tây, đậu gà và đậu lăng chứa ít chất béo nhưng lại rất giàu protein và chất xơ. Chúng hoàn toàn không chứa cholesterol và rất giàu vitamin và khoáng chất. Đậu phụ và các sản phẩm làm từ đậu nành khác là những nguồn protein rất tuyệt vời có thể giúp giảm nồng độ cholesterol xấu và nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.
Các loại dầu: Chế biến thức ăn bằng các loại dầu không bão hòa có thể giúp giảm nồng độ chất béo trung tính trong máu vốn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Dầu ôliu rất giàu chất béo không bão hòa đơn giúp giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu. Dầu ôliu, dầu hạt lanh, dầu hạt cải và các loại dầu không bão hòa khác có chứa các axít béo omega-3 và omega-6.
Sản phẩm làm từ sữa: Hãy thay thế các sản phẩm làm từ sữa nguyên kem bằng các sản phẩm làm từ sữa không béo hoặc ít béo. Bất cứ khi nào có thể, hãy lựa chọn sữa, sữa chua và phô mai không béo, ít béo hoặc tách béo.
Nguồn: Webtretho.com