Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua (12/3) xác nhận, dưới bề mặt đóng băng của vệ tinh Ganymede quay quanh Sao Mộc, có đại dương mở ra hy vọng về việc phát triển cuộc sống trên hành tinh này.
Vệ tinh Ganymede. Ảnh: NASA
Qua kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà khoa học NASA đã xác định đại dương sâu 100km, sâu gấp 10 lần so với các đại dương trên trái đất, đang nằm dưới lớp băng dày hơn 150km trên bề mặt vệ tinh Ganymede.
Phát hiện này đã vén bức màn bí ẩn về Ganymede, vốn là vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc hay còn được gọi là mặt trăng của Sao Mộc.
Trước đó, tàu thăm dò Galileo của NASA, hiện đã ngừng hoạt động, đã đưa về những dấu vết của đại đương trên Ganymede trong quá trình tham dò Sao Mộc và vệ tinh này từ năm 1995 đến 2003.
Giống với Trái đất, Ganymede có có lõi sắt nóng chảy. Bề mặt Ganymede có thành phần chủ yếu từ đá silicate và băng đá. Là một vệ tinh của Sao Mộc, song vòng quay của nó ngắn hơn so với các vệ tinh khác.
Các nhà khoa học NASA đã sử dụng các model máy tính để phân tích và phát hiện ra một đại dương với lớp muối và tĩnh điện bên dưới bề mặt Ganymede giúp vệ tinh này chống lại sức hút của Sao Mộc.
Các nhà khoa học cũng nhiều lần làm việc 7 tiếng liên tục bên kính viễn vọng không gian có tia cực tím Hubble để quan sát và phân tích dữ liệu vào các thời điểm bình minh của Ganymede.
Nguồn VOV Online