1. Tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây sốt đi kèm với các mụn nước trong miệng, lòng bàn tay, mông, lòng bàn chân. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên vào mùa hè và đầu thu. Hầu hết trường hợp không nghiêm trọng và kéo dài 7-10 ngày là khỏi. Khi bé có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ, nôn, tiêu chảy, ăn ngủ kém, ngủ hay giật mình thì nên đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
2. Bệnh hô hấp
Khi bị lạnh quá, hoặc bị lạnh trong thời gian lâu có thể bị hạ thân nhiệt dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong. Viêm đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang, viêm tai; viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiễm khuẩn phế quản, viêm phổi là những bệnh lý rất thường gặp khi thời tiết lạnh.
3. Ho
Ho là một cử động phản xạ để cố gắng làm sạch đờm, nhớt hoặc tống dị vật, các chất kích thích hoặc các vật gây nghẽn ra khỏi đường thở. Ở trẻ con nhiều khi ho do sự kích thích đường thở bởi bụi bặm, khói xe, khói thuốc lá hoặc do dịch nhầy chảy xuống từ sau mũi. Tuy nhiên còn một số nguyên nhân khác là do viêm đường hô hấp trên, thường là do nhiễm trùng.
4. Sâu răng - Viêm lợi
Cho đến nay, bệnh răng miệng hay gặp nhất ở tuổi học đường là bệnh sâu răng sữa và viêm lợi. Sâu răng sữa xuất hiện ở trẻ chưa hoặc bắt đầu thay sang răng vĩnh viễn, đây là lứa tuổi bắt đầu đến trường (lớp 1). Tình trạng sâu răng sữa cũng có thể xuất hiện trước khi trẻ đến trường với biểu hiện nhiều răng bị “sún”. Khi chưa thay răng, răng sữa của trẻ thường chỉ có 20 chiếc. Đặc điểm của răng sữa là kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn trong miệng, do vậy răng sữa rất hay bị sâu. Nếu không được điều trị tốt, răng sữa bị sâu sẽ lây lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm cho các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục mắc phải căn bệnh này.
5. Nhiễm giun
Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới, do khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu.
6. Nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu là do vi trùng gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu. Hầu hết là do những vi trùng bình thường không gây hại gì khi ở trong ruột, nhưng chúng có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi trùng nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi trùng này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận. Nhiễm trùng nước tiểu thường được gọi chung là nhiễm trùng tiểu. Khoảng 1 trong 20 trẻ em trai và hơn 1 trong 10 trẻ em gái có ít nhất một lần bị nhiễm trùng tiểu khi chúng đến tuổi 16.
7. Sốt ban đỏ
Có thể xuất hiện những chòm da đỏ, mẩn đi kèm với viêm họng. Các nốt ban đầu tiên ở ngực và bụng rồi lan ra khắp người, kèm theo là lưỡi như hình quả dâu tây và sốt cao. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến sốt - thấp khớp và trong một số ít trường hợp, gây hại cho tim. Đó là lý do sốt ban đỏ là một trong những bệnh đáng sợ ở trẻ em. Ngày nay, bệnh dễ được kiểm soát bằng kháng sinh.
8. Viêm họng
Hầu hết trẻ đều có thể bị viêm họng, thường do virus gây cảm lạnh gây nên. Dấu hiệu của viêm họng bao gồm đau họng kéo dài hơn một tuần, đau hay khó nuốt, chảy nước dãi nhiều, phát ban, nốt đỏ, mủ ở mặt trong cổ họng, sốt hơn 38 độ C. Viêm họng điều trị bằng thuốc kháng sinh.
9. Viêm tai
Khi cơ thể trên 39°C nhóm trẻ 2 tuổi thường xuất hiện các loại bệnh về tai, đặc biệt là chứng viêm nhiễm tai, vì vậy vào mùa lạnh trẻ em đến khám bệnh về tai hầu hết là mắc bệnh cảm lạnh. Sự cố thường gặp khi viêm nhiễm tai ở trẻ nhỏ là vòi nhĩ (nối liền tai giữa với mặt sau cuống họng, có nhiệm vụ để thoát dịch) bị tắc nghẽn, dịch ứ đọng tăng áp lực lên màng nhĩ, trẻ bắt đầu cảm thấy đau. Các vòi này cũng có thể bị tổn thương, bị vỡ khi trẻ nằm bú bình và có một lượng nhỏ sữa chảy trở lại vào tai, phát sinh hiện tượng viêm nhiễm.Bởi vậy, khi trẻ bú người ta thường thấy chúng khóc là do đau tai, ngoài ra chứng viêm nhiễm này còn làm cho trẻ gặp khó khăn khi ngủ.
10. Đau dạ dày
Đối với những đứa trẻ khỏe mạnh hiện tượng nôn, tiêu chảy là bình thường nhưng nếu kèm theo triệu chứng đau bụng và sốt thì rất có thể bị đau dạ dày. Đây là hiện tượng viêm dạ dày và hệ thống đường ruột. Khi đi khám nên nói cụ thể cho bác sĩ biết và thông thường chỉ cần điều trị tại nhà vài ngày là khỏi, nhưng cần phải chú ý đến hiện tượng mất nước ở trẻ như khô mồm, khô mắt, nước giải khai, ít nước mắt và cứ 1 - 2 giờ đi ngoài một lần. Trường hợp này cần tiếp nước nước kịp thời cho trẻ. Nếu trẻ sốt, nôn ra máu, mật xanh chứng tỏ rất đau cần phải đi đưa cấp cứu. Không nên cho trẻ dùng thuốc tiêu chảy có bán tại các quầy thuốc, nhất là nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi.
11. Chảy máu cam
Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương tiếp nhận hàng chục ca chảy máu mũi (hay còn gọi là chảy máu cam) ở trẻ nhỏ, nhưng chỉ có 6% cần được điều trị ở bệnh viện. Chảy máu cam tuy ít nguy hiểm đến tính mạng, nhưng dễ làm bệnh nhân và người nhà hốt hoảng, lo lắng.
12. Đau mắt đỏ
Chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa và lông mi cộm là những biểu hiện của viêm kết mạc, thường được gọi là bệnh đau mắt đỏ. Thường gây ra bởi cùng loại virus như cảm lạnh thông thường, đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng tại trường học, nhà trẻ. Nên cho trẻ đi khám để xác định bệnh và tư vấn bác sĩ xem có cần điều trị không. Hầu hết các trường hợp khỏi sau 4-7 ngày.12. Đau mắt đỏ
13. Béo phì
Quan niệm: “Trẻ em mập mập tròn tròn trông mới dễ thương” hết sức sai lầm, vì chính quan niệm này của người lớn đã dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em. Từ đó dẫn đến gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường... trong đó hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này.
14. Viêm amiđan cấp
Từ 6 đến 14 tuổi, tổ chức amiđan phì đại nhiều gấp đôi so với người lớn nên trẻ dễ bị viêm amiđan cấp. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến học tập.
Phòng tránh bị viêm amiđan bằng cách: Giữ cho trẻ không bị lạnh đột ngột, tránh tiếp xúc khói bụi, khói thuốc lá, không khí lạnh; khuyến khích trẻ tập thể dục, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cơ thể; điều trị sớm các bệnh vùng mũi họng như sâu răng, viêm họng, viêm xoang. Cách chăm sóc tại nhà là giữ ấm, hướng dẫn trẻ súc miệng và họng bằng nước muối loãng. Dùng thuốc hạ sốt đến khi trẻ hết sốt theo chỉ dẫn. Khi bị viêm amiđan, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế, uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
15. Bệnh ghẻ
Là một nhiễm trùng da khác, bệnh ghẻ thường do một loại nấm, không liên quan đến vi trùng. Nó gây ra một vòng vảy, hơi đỏ trên da hay trông như một miếng vá tròn của chòm da đầu bị rụng tóc. Nấm lây lan nhanh chóng từ trẻ này sang trẻ khác, vì thế nên tránh dùng chung lược, bàn chải, khăn và quần áo. Ghẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm.
Nguồn: www.mevacon.com.vn