Đó là: Chuyển mục tiêu giảng dạy từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực, phẩm chất của sinh viên; chuyển mô hình phát triển giáo dục ĐH dựa trên quy mô, số lượng sang mô hình phát triển giáo dục ĐH dựa trên chất lượng, hiệu quả.
Hai nhiệm vụ này được đưa ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI và tổng kết năm học 2012 – 2013 các trường ĐH, CĐ.
3 hoạt động cần tập trung
Để từng bước thực hiện các mục tiêu đổi mới, trong năm học 2013 - 2014, giáo dục ĐH tập trung vào 3 hoạt động chính. Đó là xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 8; đổi mới mục tiêu giảng dạy, phương thức tuyển sinh và triển khai hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Bộ GD&ĐT với trách nhiệm là cơ quan đầu não, cùng với việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 sẽ xây dựng hệ thống văn bản thúc đẩy đổi mới của các cơ sở giáo dục ĐH, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Đồng thời, triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH; đổi mới công tác thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy; đổi mới cơ chế tài chính hỗ trợ việc nâng cao chất lượng và triển khai công tác kiểm định cơ sở giáo dục ĐH.
Các ĐHQG, ĐH vùng và các trường ĐH trọng điểm cần có kế hoạch thực hiện tuyển sinh riêng sớm, thể hiện vai trò đầu tàu đổi mới của hệ thống giáo dục ĐH.
Trong năm 2014, nhóm các trường này có thể tuyển sinh riêng ở một số khoa, ngành nhất định. Những năm tiếp theo cần triển khai tuyển sinh riêng cho tất cả các ngành.
Quyết liệt chỉ đạo thay đổi nếp tư duy
Với các trường, cần xác định rõ công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT sẽ phải thay đổi nếp tư duy cũ, phương pháp làm việc cũ không còn phù hợp với mục tiêu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới.
Điều này sẽ đụng chạm đến thói quen và tính bảo thủ của nhiều người, do đó, tập thể lãnh đạo nhà trường cần bám sát tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 và quyết liệt chỉ đạo thực hiện để đạt được các mục tiêu xác định.
Các trường sẽ tùy theo đặc điểm từng ngành nghề đào tạo xây dựng kế hoạch chuyển mạnh mẽ phương pháp giảng dạy từ truyền đạt kiến thức là chủ yếu sang hỗ trợ phát triển năng lực, phẩm chất của sinh viên; xây dựng những nhóm học tập kiểm mẫu theo mô hình mới.
Bên cạnh đó, quan trọng không kém là đổi mới xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo; gắn nghiên cứu với giảng dạy, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Năm học mới, nhiệm vụ quan trọng của các trường còn là xây dựng và triển khai đề án tự chủ tuyển sinh. Trong đó, các ĐHQG, ĐH vùng và các trường ĐH trọng điểm cần có kế hoạch thực hiện tuyển sinh riêng sớm, thể hiện vai trò đầu tàu đổi mới của hệ thống giáo dục ĐH. Trong năm 2014, nhóm các trường này có thể tuyển sinh riêng ở một số khoa, ngành nhất định. Những năm tiếp theo cần triển khai tuyển sinh riêng cho tất cả các ngành.
Phát huy vai trò UBND, các cơ quan chủ quản
Với cơ quan chủ quản của các cơ sở giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT đề nghị thực hiện phân cấp, đảm bảo quyền tự chủ của các trường theo quy định. Cùng với đó, rà soát lại các cơ sở giáo dục ĐH, rà soát lại đội ngũ cán bộ, giảng viên từng trường, thực hiện đúng các quy định trong bổ nhiệm cán bộ.
Với UBND các tỉnh, thành phố, bên cạnh việc đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường trên địa bàn đi đôi với tăng cường giám sát, Bộ GD&ĐT đề nghị triển khai kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo, bao gồm cả liên kết đào tạo. Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tổng kết, đánh giá hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết những vấn đề phát sinh của cơ sở giáo dục ĐH trên địa bàn…
Năm học 2012 - 2013, Giáo dục ĐH đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: Đầu tư cho GD ĐH chưa đáp ứng sự phát triển của cả hệ thống trong khi nhu cầu học tập của nhân dân ngày một tăng cao; khó khăn trong cải thiện điều kiện đảm bảo chất lượng…
Khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: Để đào tạo lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu sự nghiệp CNH – HĐH đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Bộ GD&ĐT đã tiến hành các bước đổi mới trong quản lý ngành cũng như hoạt động đào tạo ở các nhà trường.
Năm học vừa qua, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành, tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản phục vụ công tác đổi mới giáo dục đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo và tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng; hỗ trợ đào tạo cho những vùng kinh tế khó khăn, các khu công nghiệp tập trung; phối hợp với địa phương trong thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo trên địa bàn. Trong điều kiện khó khăn chung, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã khắc phục những thách thức, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ…
Nguồn Báo Giáo dục & Thời đại