Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.
Tùy vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt (giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng) hoặc kiểm soát toàn diện (kiểm soát trực tiếp và toàn diện hoạt động hàng ngày).
Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu chủ sở hữu các tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt triển khai việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định cũng như đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định trong một thời hạn được xác định cụ thể. Hoặc yêu cầu chủ
Trong trường hợp tổ chức tín dụng tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt không có khả năng hoặc không thể thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu và trong thời hạn được Ngân hàng Nhà nước xác định, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu chủ sở hữu tổ chức tín dụng này xây dựng, trình kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các tổ chức tín dụng khác.
Nếu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không thực hiện được yêu cầu trên hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm soát gần nhất, việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng này có thể gây mất an toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác tham gia góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng này.
Công khai thông tin Tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt
Ngân hàng Nhà nước sẽ công khai danh tính đơn vị thuộc diện kiểm soát đặc biệt trên website của tổ chức tín dụng đó hoặc của Ngân hàng Nhà nước cũng như trên một số phương tiện thông tin đại chúng hoặc công bố tại Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, thời điểm, hình thức công bố sẽ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp xử lý những yếu kém của tổ chức tín dụng này.
Về thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, Thống đốc sẽ quyết định thành phần, số lượng và cơ cấu. Đây phải gồm cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, các chuyên gia ngân hàng và cán bộ của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước trưng tập. Tuy nhiên, những người này phải không có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và cổ đông lớn của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt.
Nguồn www.chinhphu.vn