Có những triệu chứng là hết sức bình thường ở trẻ nhỏ như sốt mọc răng, đi tướt do mọc răng, “tướt nghề”… Nhưng làm thế nào để biết được đó là những biểu hiện bình thường ở trẻ, đâu là những biểu hiện bất thường không thế bỏ qua? Dưới đây là những dấu hiệu bác sĩ khuyên bạn không được phép chủ quan:
1. Sốt trên 380 C với trẻ dưới 3 tháng tuổi; trên 38.30 C với trẻ từ 3-6 tháng tuổi và trên 39,40 C với trẻ từ 6 tháng đến 2 năm tuổi.
Bác sĩ nhi khoa nhấn mạnh rằng số trên nhiệt kế cho bạn những phỏng đoán bước đầu về tình trạng bệnh của con mình. Nếu sốt nằm trong giới hạn những mốc trên, bé của bạn hoàn toàn không đáng lo ngại và gần như không cần thiết phải cho con đến bác sĩ. Nó có thể là biểu hiện của mọc răng, phản ứng lại với sự thay đổi của thời tiết… Cha mẹ chỉ cần có con ăn uống đủ chất và uống nước nhiều hơn.
Tuy nhiên nếu con bạn sốt vượt qua những chỉ số nêu trên rất có thể bé ốm là do nhiễm khuẩn hoặc virut. Tất nhiên, đừng quá lo lắng, sốt không phải là một bệnh, nó chỉ là biểu hiện của việc hệ thống miễn dịch của cơ thế chống chọi lại với sự việc bất thường nào đó của cơ thể. Hãy cho con uống nước nhiều hơn, hạ nhiệt độ của con xuống thấp bắng các biện pháp khác nhau (uống thuốc hạ sốt, cởi bớt quần áo, đắp khăn lên trán…), và sau đó hãy gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn tiếp.
2. Sốt không có chiều hướng giảm dù đã áp dụng các biện pháp điều trị hoặc kéo dài nhiều hơn 5 ngày.
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp giảm sốt như uống thuốc hạ sốt, dùng khăn mặt thấm nước ấm đắp lên trán, lau gan bàn tay, bàn chân, nách và bẹn, mặc quần áo thoáng mát mà nhiệt độ của con vẫn không hề giảm trong vòng 4-6 giờ, đây là lúc bạn cần gọi ngay cho bác sĩ. Đây có thể là biểu hiện của việc cơ thể bị nhiễm trùng quá nghiêm trọng mà cơ thể bé đang vật lộn để chống chọi lại.
Thêm nữa, sốt bị gây ra bởi những loại virut thông thường như cúm hoặc cảm lạnh thường biến mất trong khoảng 5 ngày. Những triệu chứng sốt kéo dài lâu hơn, kể cả sốt ở nhiệt độ thấp (38 độ) có thể bị gây ra bởi những nhiễm trùng khác, đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh – Bác sĩ nhi khoa Alanna Levine, MD, Bệnh viện nhi khoa Orangetown, Tappan, New York cho hay.
3. Sốt kèm theo các triệu chứng khác như: cứng cổ, đau đầu, phát ban (vết ban có thể như những vết bầm tím hoặc như các chấm nhỏ màu đỏ).
Hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn. Những biểu hiện trên có thể là do viêm màng não hoặc một bệnh nào đó cần có sự chú ý và theo dõi ngay lập tức.
4. Nổi ban bầm tím trên diện rộng, ban hình vòng cung, hoặc những nốt đỏ li ti không biến mất khi ấn tay sâu trên da.
Bất kỳ những vết ban như vậy xuất hiện trên da với diện rộng mà không giải thích được nguyên nhân cần được thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh Lyme hoặc những rối loạn về máu. Càng nguy hiểm hơn nếu con của bạn xuất hiện kèm thêm các triệu chứng khác như hôn mê, kích động hoặc khó thở.
5. Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc thay đổi so với ban đầu
Hãy ghi nhớ vị trí của các nốt ruồi trên cơ thể của con bạn từ khi con mới được sinh ra, bởi vì những nổt ruồi này có nguy cơ cao trở thành ác tính. Hãy để ý các nốt ruồi trên cơ thế của con 1 tháng một lần vào lúc tắm. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích thước, hình dạng, thay đổi màu sắc… Tất cả những dấu hiệu này đều tiềm tàng khả năng của một bệnh ung thư da.
Ảnh minh họa
6. Đau bụng ở phía dưới bên phải (hố chậu phải)
Mặc dù vị trí của đau do viêm ruột thừa thường là đau ở vùng hố chậu phải nhưng đôi khi nó cũng đau xung quanh rốn rồi di chuyển xuống phía dưới. “Với những virut dạ dày thông thường, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Với viêm ruột thừa đôi khi cũng thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự. Ban đầu là tiêu chảy, sau đó là đau bụng, nôn mửa, đau và sốt” – Bác sĩ Ari Brown – bác sĩ gia đình tại Austin cho biết. Nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu này hãy đưa bé đến bác sĩ một cách nhanh nhất. Viêm ruột thừa nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm, phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại hiệu quả cao.
7. Đau đầu đánh thức bé vào giữa đêm, sáng sớm kèm theo triệu chứng nôn mửa
Đây có thể là triệu chứng của chứng đau nửa đầu. Chứng đau nửa đầu thực tế không quá nguy hiểm, có thể được điều trị một cách hiệu quả. Nhưng các triệu chứng đau vào nửa đêm và sáng sớm kèm nôn mửa cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nào khác nguy hiểm hơn. Quan trọng nhất nó làm suy giảm sức khỏe của bé.
8. Môi và miệng khô, thóp (ở trẻ sơ sinh) bằng phẳng, khô da, da bị dúm lại khi bạn ấn lên nó, kèm theo đó là nôn mửa và tiêu chảy quá nhiều.
Đây là một trong những triệu chứng của việc mất nước và cần phải bổ sung nước ngay lập tức. Bởi vì thiều nước quá nhiều có thể dẫn đến shock. Đưa trẻ đến bác sĩ để truyền nước, kèm theo đó cho trẻ uống bù nước thường xuyên, ăn các loại đồ ăn lỏng…
9. Thay đổi màu sắc quanh miệng (từ hồng hào chuyển sang sắc xanh nhợt nhạt), thở rất khó nhọc, phát ra tiếng như huýt sáo khi thở.
Dấu hiệu đáng lo ngại khi âm thanh phát ra từ ngực, phổi và mũi. Các vấn đề hô hấp nghiêm trọng thường bị gây ra do nghẹt thở, phản ứng dị ứng, lên cơn hen suyễn (có thể xảy ra ở trẻ em vài tháng tuổi), viêm phổi, ho gà, viêm thanh quản. Nếu bạn không thực sự chắc chắn về tình trạng của con mình, hãy tự mình kiểm tra. Đếm từng hơi thở của con trong vòng 30 giây, sau đó nhân với 2. Một tỷ lệ bình thường là dưới 60 đối với trẻ sơ sinh, dưới 40 với trẻ dưới 1 tuổi, dưới 30 cho trẻ từ 1-2 tuổi, dưới 24 đối với trẻ từ 4-10 tuổi.
10. Sưng lưỡi, môi, măt đặc biệt có kèm theo triệu chứng nôn mửa hoặc ngứa.
Đây có thể triệu chứng của việc phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc (phản vệ). Các dấu hiệm nguy hiểm bao gồm sưng tấy, khó thở và phát ban nặng. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn, yêu cầu họ chỉ định dùng ngay một loại kháng sinh nào đó trước khi có những hành động tiếp theo.
Nguồn ttvn.vn