Tìm hiểu các loại phông chữ Apple đang sử dụng

Hãng sản xuất iPhone, iPad dùng nhiều loại phông chữ khác nhau cho những sản phẩm và mục đích khác nhau.

1. Nhận diện thương hiệu

Cho mọi mẫu quảng cáo, tiếp thị, trên trang web Apple, ngay cả phông chữ in trên các vỏ hộp sản phẩm, công ty đều sử dụng biến thể Myriad có tên Myriad Pro Semibold. Phông chữ Myriad do Adobe công bố lần đầu năm 1992 và ngày nay được sử dụng rộng rãi, không chỉ bởi Apple mà còn là Google (3 chữ cuối trong logo “Gmail”), LinkedIn, Rolls-Royce, Walmart. Apple bắt đầu sử dụng Myriad từ năm 2002.

Phông Myriad

Sau đó, hãng sử dụng biến thể phông Garamond gần như độc quyền, có tên Apple Garamond, vô cùng nổi tiếng vì được sử dụng trong chiến dịch “Nghĩ khác đi” (Think Different). Garamond được giới thiệu cùng với mẫu máy Mac đầu tiên năm 1984. Trước năm này, Apple dùng phông Motter Tektura cho mọi tên sản phẩm và nhận diện thương hiệu. Với các kí tự tiếp thị nhỏ hơn, Apple dùng phông Helvetica Nueu.

2. Bàn phím

Phông VAG Rounded

Với mọi bàn phím vật lí, Apple dùng phông VAG Rounded. Mẫu phông được thiết kế ban đầu cho hãng xe hơi Volkswagen sử dụng, và được nhận diện nhờ các đường bo tròn. Apple lần đầu dùng phông VAG Rounded trên bàn phím chiếc iBook năm 1999 và sau đó dùng cho hầu hết laptop công ty từng chế tạo. Cuối cùng, phông chữ cũng xuất hiện trên bàn phím mọi máy tính Mac trong năm 2007.

Trước khi dùng VAG Rounded, bàn phím Apple toàn cầu dùng phong chữ Univers 57 mảnh khảnh và hơi nghiêng.

3. Giao diện người dùng

Phông Lucinda Grande

Trong mọi phiên bản Mac OS X, Apple dùng phông Lucia Grande. Gia đình Lucida ra đời năm 1985 và được dùng như phông chữ chính cho nhiều trang web nhờ tính dễ đọc. Đây cũng là loại Facebok chọn cho logo của mình.

Phông Helvetica Neue

Còn trên thiết bị iOS, Apple dùng phông Helvetica cho mọi yếu tố giao diện, bao gồm những thứ như tên ứng dụng, thực đơn, bàn phím ảo. Thiết bị iOS dùng màn hình Retina như iPhone 4S hay iPad thế hệ 3 dùng phông chữ Helvetica Neue sắc hơn nét hơn nhờ khả năng loại bỏ răng cưa của màn hình.

Nguồn ICTnews