Tìm thấy “giấy khai sinh” 500 tuổi của nước Mỹ

Phiên bản bản đồ thế giới có niên đại 500 năm mới được phát hiện trong thư viện của Đại học Munich (Đức) đã được công nhận là "giấy khai sinh" của nước Mỹ.

Theo ông Ludwig Maximilian công tác tại Đại học Munich (Đức), tấm bản đồ trên được công nhận là "giấy khai sinh" của nước Mỹ bởi nó là tấm bản đồ đầu tiên nhắc tới cái tên "Mỹ" trên bản đồ thế giới.

"Giấy khai sinh" của nước Mỹ đã được tìm thấy tại Đại học Munich (Đức)

Tấm bản đồ có ý nghĩa lịch sử quan trọng này còn được gọi là “phân khúc toàn cầu” do chính tay họa sĩ vẽ bản đồ người Đức - Martin Waldseemueller thực hiện. Ông đã đã qua đời vào năm 1522.

Trước đây, giới chuyên gia cho rằng trên toàn thế giới chỉ có 4 phiên bản copy lại tấm bản đồ phân khúc thế giới của Waldseemueller. Trong đó, một trong 4 tấm bản đồ trên đã được bán tại một phiên đấu giá vào năm 2005 với giá 1 triệu USD.

Tuy nhiên, thật bất ngờ, tấm bản đồ xuất hiện tại Đại học Munich lại là phiên bản thứ 5, có thể đã được tạo ra từ phiên bản sản xuất năm 1507. Phiên bản này đã được Đức chính thức trao cho Mỹ vào năm 2007 và hiện đang nằm trong Thư viện Quốc hội Mỹ tại Washington.

Tấm bản đồ của Waldseemueller được xem là một tài liệu phân phối địa lý hay bản đồ phân chia ranh giới địa lý thế giới quan trọng trong thời đại bấy giờ. Ngay cả UNESCO cũng đã công nhận tấm bản đồ này là “giấy chứng sinh” của nước Mỹ.

Tấm bản đồ của Waldseemueller đã phân chia thế giới thành 12 phân khúc. Hai đầu của mỗi phân khúc đều được vẽ vót nhọn và tất cả 12 phân khúc đều được in trên một trang giấy, sau đó được gấp lại tạo thành một thế giới thu nhỏ.

Trong đó, 3 phân khúc nằm bên phải thể hiện một vùng lãnh thổ mang hình dáng giống chiếc boomerang được đặt tên là nước Mỹ.

Ngay trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, những tấm bản đồ cổ như trên vẫn giữ nguyên được giá trị và thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Đây cũng là lý do để thư viện Đại học Munich công bố tấm bản đồ với người xem nhân Ngày Độc lập của nước Mỹ (4-7).

Nguồn Infonet