Trong thời gian quan sát hiện tượng thiên văn vừa xảy ra mà đa số người dân ở châu Á và Bắc Mỹ chứng kiến, các nhà khoa học Nhật đã tính toán được chính xác đường kính của Mặt trời, nhờ hiệu ứng quang học của hiện tượng gọi là “chuỗi ngọc Bailey” (rosary Bailey) – hiện tương một loạt điểm sáng xếp thành chuỗi xuất hiện sau khi đĩa Mặt trời hoàn toàn bị Mặt trăng che khuất, do nhà thiên văn Anh Francis Bailey mô tả vào năm 1836.
Đường kính chính xác của Mặt trời được xác định là 1.392.020 km. Ảnh: Getty.
Người ta quan sát thấy “chuỗi ngọc” này vào đầu và cuối giai đoạn nguyệt thực toàn phần. Tại chính lúc này, rìa của đĩa Mặt trời và Mặt trăng trùng nhau, nhưng ánh sáng Mặt trời vẫn xuyên qua nhiều chỗ vì địa hình của Mặt trăng không bằng phẳng và nếu nhìn từ Trái đất sẽ thấy những điểm sáng chói màu đỏ.
Nhờ “chuỗi ngọc Bailey”, các nhà thiên văn học xác định được vị trí của đĩa Mặt trời và từ đó tính được đường kính chính xác của Mặt trời.
Các nhà thiên văn thế giới trong nhiều năm đã cố gắng xác định đường kính chính xác của ngôi sao này nhưng chưa thực hiện được vì nhiệm vụ đó rất phức tạp do đĩa Mặt trời có độ chói rất cao, ngăn cản việc xác định chính xác vị trí của nó.
Nguồn www.nld.com.vn