Trị hắc lào và một số chủng nấm ngoài da: quả chuối xanh, cắt ngang, chà xát mạnh vào chỗ bị bệnh, sau đó, có thể chấm dịch chiết của vỏ cây núc nác, sẽ rất hiệu quả.
Trị sỏi tiết niệu: Quả chuối hột còn xanh, thái phiến mỏng, phơi khô, sao vàng, sắc uống, mỗi lần dùng 30-50g, uống vào lúc no. Cũng có thể dùng hạt chuối hột, xay nhỏ, dùng dưới dạng nước hãm, uống hàng ngày.
Trị đau lưng, đau xương cốt: Dùng chuối hột thái phiến, phơi khô, khoảng 200 - 300g, giã vụn, ngâm với 1 lít rượu 35 - 40 độ trong 2-3 tuần lễ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-50 ml, trước bữa ăn.
Phòng và chữa bệnh loét dạ dày: Quả chuối tiêu xanh thái phiến mỏng, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ khoảng 50- 60oC, tán bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 - 30 g với nước ấm.
Hạ sốt, giải thử (chống say nắng), trị đái tháo đường: Phần lõi của thân giả (phần thân trên mặt đất), chứa nhiều dịch, tính mát, dùng ăn dưới dạng rau sống, có thể làm thuốc bằng cách thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cho uống. Hoặc dùng một lóng trúc hay nứa, cắt vát một đầu, chọc vào giữa thân cây chuối, đầu kia của lóng trúc buộc một túi ni lông để hứng lấy nước chảy ra mà uống.
Chuối hột có nhiều công dụng trong chữa bệnh.
Cầm máu vết thương, và làm dịu vết bỏng: Lá chuối tiêu (lá nõn) giã nát, đắp vào các vết thương.
Chữa trĩ ra máu: Chuối tiêu 2 quả, nấu chín ăn hàng ngày, ăn nhiều lần.
Trị tiểu ra máu: Rễ chuối tiêu 100g, cỏ nhọ nồi 20g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.
Trị chứng tăng huyết áp: Vỏ và cuống quả chuối tiêu sắc uống hàng ngày, mỗi lần khoảng 30-60g.
Trị mụn nhọt sưng đau, sốt cao, co giật, phát cuồng mê sảng, kiết lỵ…: Lấy phần củ chuối (kể cả chuối tiêu và chuối hột) rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, trị phế nhiệt, đờm, suyễn: chuối tiêu 60g và rau sam tươi 30g, giã nát, ép lấy nước, đun hơi ấm, uống.
Theo Eva.vn