Các nền kinh tế khác, bao gồm Chilê, Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-rốc, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ đều được ghi nhận đã cải thiện hiệu quả hoạt động này.
Ở nhóm nước thu nhập trung bình cao, các quốc gia đạt kết quả tốt nhất bao gồm: Nam Phi, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nhóm thu nhập trung bình thấp, Ấn Độ, Ma-rốc và Philippines đạt kết quả cao hơn mức trung bình. Còn trong nhóm nước thu nhập thấp: Benin, Malawi và Madagascar hoạt động tốt hơn cả.
Khảo sát cũng cho biết, trong khi dịch vụ hậu cần nhìn chung đã được cải thiện so với các khảo sát trước đây, 90% người trả lời cho biết, họ không hài lòng về dịch vụ đường sắt. Về quản lý biên giới, cơ quan hải quan được xếp hạng tốt hơn so với những đơn vị khác có liên quan tới quá trình này, trong khi các cơ quan chịu trách nhiệm về quy định vệ sinh và kiểm dịch động thực vật bị tụt lại phía sau.
Đặc biệt, lần đầu tiên các chỉ số về môi trường được đưa vào khảo sát năm nay. Khảo sát cho thấy dịch vụ hậu cần xanh đang nhanh chóng chiếm lĩnh các nền kinh tế thu nhập cao và mới nổi – một nhân tố phát triển tích cực bởi các hoạt động hậu cần và liên quan đến vận tải hàng hoá có thể chiếm tới 15% lượng khí thải CO2 do con người tạo ra.
Các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần lớn như DHL, FedEx, UPS và TNT đều có sáng kiến toàn cầu nhằm giảm khí thải các-bon, chuyển sang sử dụng các loại xe cộ và phương tiện và hiệu quả hơn, và giúp khách hàng trở nên thân thiên với môi trường hơn.
Nguồn Báo SGGP Online