KẾ HOẠCH
Tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Quê hương Phan Rang - Tháp Chàm và Ninh Thuận”
Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 31/01/2012 của UBND thành phố PR-TC về việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng sự kiện, các ngày lễ lớn trong năm 2012;
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Ninh Thuận (01/4/1992 – 01/4/2012) và 05 năm Ngày thành lập Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (23/2/2007 – 23/2/2012) gắn với kỷ niệm và 37 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975 – 16/4/2012), giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2012), UBND thành phố Phan Rang - Tháp Chàm xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu về thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và tỉnh Ninh Thuận như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nhằm tăng cường công tác giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao sự hiểu biết về lịch sử, quê hương thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung; khơi dậy lòng yêu nước, niềm tin và lòng tự hào dân tộc; phát huy tinh thần trách nhiệm và sự đóng góp xây dựng quê hương trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, thanh - thiếu niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, góp phần xây dựng thành phố ngày càng xanh - sạch và thân thiện.
Cuộc thi phải được tổ chức phát động rộng khắp trong các cơ quan, đơn vị, trường học và địa bàn dân cư; thu hút được sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, thanh - thiếu niên, học sinh và các tầng lớp nhân nhân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
II. NỘI DUNG:
1. Đối tượng tham gia:
Tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân hiện đang sinh sống, công tác, học tập trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
2. Nội dung của cuộc thi:
a) Tên cuộc thi: Tìm hiểu “Quê hương Phan Rang - Tháp Chàm và Ninh Thuận”.
b) Cuộc thi gồm có 04 câu hỏi trả lời chung về lịch sử, văn hóa - xã hội của Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và tỉnh Ninh Thuận; các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn trật tự đô thị và 01 câu tự luận không quá 2.000 từ (không quá 02 trang A4).
3. Yêu cầu về bài dự thi:
Bài dự thi chấp nhận bằng hình thức viết tay hoặc đánh máy, trên khổ giấy A4. Không chấp nhận bản sao giống nhau hoàn toàn hoặc bản photocopy. Bài dự thi không giới hạn số trang, hình ảnh minh họa.
Bài dự thi phải ghi rõ và đầy đủ họ, tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), giới tính, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, đảng viên, đoàn viên, đội viên, đơn vị học tập, công tác, nơi thường trú, số điện thoại (nếu có).
Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi: Tìm hiểu “Quê hương Phan Rang - Tháp Chàm và Ninh Thuận”
3. Thời gian tổ chức cuộc thi:
* Thời gian tổ chức phát động cuộc thi: từ ngày 01/4/2012
* Thời gian nhận bài dự thi: hạn cuối vào ngày 15/06/2012
* Thời gian tổng kết và trao giải thưởng: vào dịp Kỷ niệm 67 năm Ngày Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2012)
4. Địa điểm nhận bài thi:
- Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Địa chỉ: số 62 đường 16 tháng 4. Điện thoại: 3822548.
- Thành Đoàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (cơ quan đóng tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh - Khu dân cư Mương Cát, phường Đài Sơn). Điện thoại: 3823364.
5. Giải thưởng:
a) Hình thức khen: Giấy khen UBND Thành phố kèm theo tiền thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt giải.
b) Mức thưởng: dự kiến tối thiểu cho các giải:
- Giải tập thể (Dành cho các đơn vị, địa phương có số lượng bài dự thi nhiều và có chất lượng):
+ 01 giải nhất: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng);
+ 01 giải nhì: 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng);
+ 02 giải ba: mỗi giải 1.000.000 đồng (Một triệu đồng/01giải);
+ 05 giải khuyến khích: mỗi giải 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng/01giải).
- Giải cá nhân:
+ 01 giải đặc biệt cho bài có chất lượng tốt nhất: 2.000.000đồng (Hai triệu đồng);
+ 01 giải nhất: 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm nghìn đồng);
+ 02 giải nhì: Mỗi giải 1.000.000 đồng (Một triệu đồng/01giải);
+ 03 giải ba: Mỗi giải 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng/01giải);
+10 giải khuyến khích: Mỗi giải 250.000đồng (Hai trăm năm mươi nghìn đồng/ 01giải).
III. Tổ chức thực hiện:
1. Giao trách nhiệm cho Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi, ban hành Thể lệ cuộc thi; là cơ quan thường trực của Ban tổ chức cuộc thi; phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành uỷ soạn thảo đề cương tuyên truyền của cuộc thi và dự trù kinh phí, chuẩn bị các nội dung có liên quan phục vụ cho cuộc thi. Liên hệ với Báo Ninh Thuận, Đài phát thanh truyền hình Tỉnh để thông báo nội dung cuộc thi.
Phổ biến thể lệ và đề cương trả lời câu hỏi cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng; chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức lễ phát động và lễ tổng kết trao giải thưởng cuộc thi;
Kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân có khả năng tài trợ để tăng tính chất xã hội hóa của cuộc thi.
2. Thành Đoàn và Phòng Giáo dục& Đào tạo thành phố: hướng dẫn và tổ chức phát động trong cán bộ đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên trường học và địa bàn dân cư tích cực hưởng ứng cuộc thi;
Nhận bài dự thi của các cơ sở Đoàn và trường học, chọn lựa sơ bộ những bài có chất lượng chuyển về Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố.
3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo cho các đơn vị có TCCS Đảng trực thuộc Thành ủy hưởng ứng tham gia cuộc thi.
4. Trung tâm Văn hoá – Thể thao – Truyền thanh thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu thể lệ và nội dung cuộc thi trên hệ thống phát thanh.
5. Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố bố trí kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức cuộc thi.
6. Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể Thành phố và Chủ tịch UBND xã, phường chỉ đạo triển khai quán triệt thể lệ cuộc thi trong cán bộ công chức, đoàn viên, hội viên và tầng lớp nhân dân thuộc đơn vị, địa phương mình quản lý; tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có bài tham gia dự thi;
Cuộc thi tìm hiểu “Quê hương Phan Rang – Tháp Chàm và Ninh Thuận” là một trong những hoạt động có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống chính trị xã hội của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm hướng tới chào mừng kỷ niệm các ngày Lễ lớn trong năm 2012. Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, chủ tịch UBND các xã, phường chỉ đạo triển khai thực hiện để cuộc thi đạt kết quả tốt.
THỂ LỆ CUỘC THI
Tìm hiểu “Quê hương Phan Rang - Tháp Chàm và Ninh Thuận”.
Căn cứ Quyết định 1048/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của Chủ tịch UBND thành phố PR-TC về việc thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo Cuộc thi tìm hiểu “Quê hương Phan Rang - Tháp Chàm và Ninh Thuận” và Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 29/3/2012 của UBND thành phố PR-TC về việc Tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Quê hương Phan Rang - Tháp Chàm và Ninh Thuận” nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Ninh Thuận (01/4/1992 – 01/4/2012) và 05 năm thành lập Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm (23/2/2007 – 23/2/2012) gắn với kỷ niệm và 37 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975 – 16/4/2012), giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2012)
Ban Tổ chức cuộc thi ban hành Thể lệ cuộc thi như sau:
1. Đối tượng dự thi:
Tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh thiếu niên, lực lượng vũ trang, người lao động và nhân dân có địa chỉ thường trú, sống và làm việc trên địa bàn Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (trừ Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký không tham dự cuộc thi).
2. Câu hỏi cuộc thi:
Câu hỏi do Ban Tổ chức cuộc thi công bố, được gởi trực tiếp đến các đơn vị và thông báo trên Đài phát thanh Thành phố, đăng tải trên Báo Ninh Thuận.
Phần trả lời câu hỏi gồm:
- Cuộc thi gồm có 04 câu hỏi trả lời chung về lịch sử, văn hóa - xã hội của Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và tỉnh Ninh Thuận; các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn trật tự đô thị.
- Và 01 câu tự luận không quá 2.000 từ (không quá 02 trang A4).
3. Thời gian, hình thức, địa chỉ nhận bài dự thi:
a) Thời gian: Ban Tổ chức nhận bài dự thi kể từ ngày phát động 01/4/2012 đến hết ngày 15/6/2012. Tổng kết và công bố kết quả trong tháng 9/2012 nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Quốc khánh Nước CH XHCN Việt Nam.
b) Hình thức nhận bài dự thi:
- Đối với tập thể: Đối với các cơ quan, đơn vị, trường học có nhiều bài dự thi thì nộp bài theo hình thức tập thể gởi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện về Ban Tổ chức cuộc thi. Riêng đối với Ngành Giáo dục phối hợp với Thành đoàn tập trung Bài dự thi của các Trường và chọn những bài có chất lượng tốt nhất gởi về Ban tổ chức cùng với các bài không đạt yêu cầu tổng hợp số lượng gởi về Phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố, báo cáo số lượng tham gia.
- Đối với cá nhân: Bài dự thi gởi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện về Ban Tổ chức cuộc thi.
c) Địa chỉ nhận bài dự thi:
- Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, địa chỉ: số 62 đường 16 tháng 4. Điện thoại : (068)3822548,
- Thành đoàn Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, địa chỉ: Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh, khu dân cư Mương Cát, Phường Đài Sơn, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, điện thoại : (068)3823364.
Lưu ý: Nếu gởi qua đường Bưu điện, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ căn cứ vào dấu Bưu điện để tính thời gian dự thi.
4. Yêu cầu về bài dự thi:
- Bài dự thi viết bằng tay hoặc đánh máy theo quy cách khổ giấy A4, cỡ chữ 14, Font chữ Times New Roman; trong đó câu hỏi 5 (tự luận): Trình bày không quá 2.000 từ (hai ngàn từ), khoảng 02 trang đánh máy khổ A4. Bài dự thi không giới hạn số trang, hình ảnh minh họa.
- Trang đầu bài dự thi phải ghi rõ và đầy đủ họ, tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), giới tính, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, đảng viên, đoàn viên, đội viên, đơn vị học tập, công tác, nơi thường trú, số điện thoại (nếu có). Nếu gởi qua đường bưu điện, ngoài bao thư ghi rõ: Bài dự thi tìm hiểu “Quê hương Phan Rang – Tháp Chàm và Ninh Thuận” và gởi về địa chỉ theo qui định.
5. Qui định chung:
- Mỗi người chỉ được tham gia 01 bài dự thi.
- Bài dự thi phải đóng thành tập theo khổ giấy A4.
- Bài dự thi hợp lệ:
+ Là những bài được gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trong thời gian sau khi phát động 01/4/2012 đến hết ngày 15/6/2012.
+ Trả lời đầy đủ 5 câu hỏi và đúng theo Thể lệ cuộc thi.
- Bài dự thi không hợp lệ:
+ Vi phạm Thể lệ cuộc thi;
+ Bài photo, sao chép có nội dung giống nhau.
6. Cơ cấu giải thưởng: Dự kiến ở mức thấp nhất như sau:
a) Giải tập thể (dành cho các đơn vị, địa phương có số lượng bài dự thi nhiều và có chất lượng): giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố PR-TC kèm theo tặng phẩm:
- 01 giải nhất: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng);
- 01 giải nhì: 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng);
- 02 giải ba: mỗi giải 1.000.000 đồng (Một triệu đồng/01giải);
- 05 giải khuyến khích: mỗi giải 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng/01giải).
b) Giải cá nhân: giấy khen của Chủ tịch UBND Thành phố kèm theo tặng phẩm:
- 01 giải đặc biệt: 2.000.000đồng (Hai triệu đồng);
- 01 giải nhất: 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm nghìn đồng);
- 02 giải nhì: Mỗi giải 1.000.000 đồng (Một triệu đồng/01giải);
- 03 giải ba: Mỗi giải 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng/01giải);
- 10 giải khuyến khích: Mỗi giải 250.000đồng (Hai trăm năm mươi nghìn đồng/ 01giải).
7. Tài liệu tham khảo: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nhiệm kỳ 2011 – 2015, Tập san “Phan Rang trên đường phát triển” năm 2007; Lịch sử Đảng bộ Ninh Thuận, Lịch sử Đảng bộ Thành phố (1930 – 2005) xuất bản tháng 4/2007, Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ; Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng. Ngoài ra Ban tổ chức sẽ có những thông tin trên hệ thống phát thanh Thành phố; Báo điện tử Ninh Thuận (NTO).
Thể lệ này được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký cuộc thi và các đơn vị, cá nhân tham dự cuộc thi thực hiện đúng Thể lệ này.
CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU
“QUÊ HƯƠNG PHAN RANG – THÁP CHÀM VÀ NINH THUẬN”
Câu 1:
a) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tách tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh: Ninh Thuận và Bình Thuận vào ngày, tháng, năm nào? Chính thức đi vào hoạt động vào tháng, năm nào? Khi được tái lập Ninh Thuận có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, kể tên? Hiện nay tỉnh có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, kể tên?
b) Tên gọi “Phan Rang – Tháp Chàm” có từ khi nào? Phan Rang – Tháp Chàm được công nhận đô thị loại 3 vào năm nào và đang phấn đấu xây dựng đạt chuẩn đô thị loại 2 vào năm nào? Phan Rang – Tháp Chàm trở thành Thành phố theo văn bản nào của Chính phủ? Chính thức đi vào hoạt động vào tháng, năm nào? Khi được thành lập Thành phố có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc, hãy kể tên? Hãy cho biết sơ lược lịch sử, địa lý, đặc điểm về khí hậu, đất đai, diện tích, dân số của Thành phố hiện nay?
Câu 2:
a) Tỉnh Ninh Thuận hiện có bao nhiêu di tích lịch sử - văn hóa được công nhận cấp quốc gia? bao nhiêu di tích lịch sử cấp tỉnh, kể tên và cho biết ngày tháng năm công nhận của từng di tích? Trong đó Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có bao nhiêu di tích cấp quốc gia và tỉnh? Nêu tóm tắt nội dung của một di tích lịch sử - văn hóa mà bạn biết?
b) Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có bao nhiêu đơn vị, cá nhân được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, hãy kể tên? Bao nhiêu cá nhân được công nhận là Bà mẹ Việt nam anh hùng? Hiện có bao nhiêu Mẹ còn sống, hãy kể tên?
Câu 3: Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 2 con đường mang tên: đường 16 tháng 4 và 21 tháng 8, Bạn cho biết sự kiện lịch sử nào liên quan đến tên hai con đường này đối với tỉnh Ninh Thuận nói chung và Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nói riêng?
Câu 4:
a) Bạn hãy cho biết các tiêu chuẩn xây dựng Gia đình văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch?
b) Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng quy định về Quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị quy định về việc Bảo đảm vệ sinh môi trường; Sử dụng lòng đường đô thị và hè phố làm nơi để xe, kinh doanh buôn bán hàng hóa thì phải như thế nào? Và theo Nghị định 23/2009/NĐ-Cp ngày 27/02/2009 của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh, công viên, vườn hoa và hành vi vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng hè, đường thì cá nhân tổ chức bị xử lý như thế nào?
Câu 5: Viết tự luận, không quá 2.000 từ (khoảng 02 trang đánh máy khổ A4):
- Theo bạn mỗi công dân Thành phố cần phải làm gì (về nhận thức, hành động) để chung tay xây dựng Thành phố Phan Rang –Tháp Chàm là đô thị xanh - sạch và thân thiện?
Tài liệu tham khảo: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nhiệm kỳ 2011 – 2015; Tập san “Phan Rang trên đường phát triển” năm 2007; Lịch sử Đảng bộ Ninh Thuận, Lịch sử Đảng bộ Thành phố (1930 – 2005) – xuất bản tháng 4/2007; Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ; Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng. Ngoài ra Ban tổ chức sẽ có những thông tin trên hệ thống phát thanh thành phố, Báo điện tử Ninh Thuận (NTO).
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM 20 NĂM SAU NGÀY TÁI LẬP TỈNH (1/4/1992-1/4/2012)
5 NĂM THÀNH LẬP THÀNH PHỐ (2007-2012)
I. KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT PHAN RANG - THÁP CHÀM:
Phan Rang - Tháp Chàm là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận; phía Bắc giáp huyện Ninh Hải, phía Nam giáp huyện Ninh Phước, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn - Bác Ái, phía Đông giáp biển Đông, diện tích tự nhiên 7.937,56 ha.
Có vị trí là đầu mối giao thông quốc lộ 1A với quốc lộ 27 đi Đà Lạt; có tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam đi qua ga Tháp Chàm, rất thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường bộ và đường sắt, cách cảng biển và cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh và thành phố Nha Trang 110 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam, cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây, hình thành tam giác phát triển Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang.
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm có tiềm năng về đất đai và vị trí thuận lợi của đô thị ven biển Miền Trung được lợi thế của quy hoạch, đầu tư phát triển vùng; có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, có đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ đi Tây Nguyên. Địa hình bằng phẳng, tài nguyên phong phú, khí hậu thích hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Bờ biển dài 8 km, có độ dốc thấp, bãi cát rộng, rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển, nhất là bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ là một trong những khu du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt, còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử và văn hoá như ngũ hành miếu ở phường Bảo An, chùa Ông, cây me làng Bảo An, tháp nước ở ga xe lửa, Đề pô xe lửa Tháp Chàm… đó là những nét văn hóa mang đậm dấu ấn của vùng đất Phan Rang-Tháp Chàm.
II. PHAN RANG – THÁP CHÀM TRƯỚC NGÀY TÁI LẬP TỈNH:
1. Trước giải phóng (16/4/1975), Phan Rang - Tháp Chàm được phân chia thành 2 đơn vị hành chính: thị trấn An Sơn là quận lỵ quận Bửu Sơn (đóng tại phường Đô Vinh ngày nay), thị xã Phan Rang là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Sau giải phóng, Phan Rang - Tháp Chàm có 9 phường: Đô Vinh, Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Phong, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long và Tấn Tài; diện tích tự nhiên khoảng 4.500 ha với dân số 63.920 người.
Từ tháng 2 năm 1976 đến tháng 4 năm 1977, Phan Rang - Tháp Chàm là tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải cũ (đến tháng 6 năm 1977 tỉnh lỵ chuyển về thị xã Phan Thiết). Ngày 27 tháng 4 năm 1977, thực hiện Nghị quyết số 124/CP của Hội đồng Chính phủ, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm được chia tách ra thành 2 Thị trấn: thị trấn Phan Rang (gồm 6 phường: Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long và Tấn Tài) là huyện lỵ huyện Ninh Hải; thị trấn Tháp Chàm (gồm 3 phường: Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ) là huyện lỵ huyện An Sơn (sau này là huyện Ninh Sơn).
Thực hiện Quyết định số 45/QĐ/HĐBT, ngày 1/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), thị xã Phan Rang - Tháp Chàm được tái lập gồm 9 phường, 3 xã và khu kinh tế mới Sông Than (thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn) và chính thức hoạt động vào ngày 01/01/1982.
Đến kỳ họp thứ X, ngày 26/12/1991, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, tỉnh Ninh Thuận được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1992; thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở lại vị trí tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, gồm có 9 phường và 4 xã (xã Khánh Hải đã chuyển giao về huyện Ninh Hải năm 1991), có diện tích tự nhiên 7.937,56 ha với dân số trên 125.000 người.
Ngày 25/12/2001, thực hiện Nghị định số 99/2001/NĐ-CP của Chính phủ, sau khi thành lập và điều chỉnh địa giới hành chính các phường, xã, thị trấn Phan Rang – Tháp Chàm có 15 đơn vị hành chính (gồm 12 phường và 3 xã).
Ngày 2/2/2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 132/QĐ-BXD công nhận thị xã Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại III.
Ngày 8/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2007/NĐ-CP về thành lập thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Hiện nay có 16 đơn vị hành chính (15 phường và 01 xã), diện tích tự nhiên 7.937,56 ha với dân số 167.577 người; dân tộc kinh chiếm đa số (98%), người Chăm (1,03%), người Hoa (0,96%).
2. Giai đoạn 1982-1985, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm “Tập trung phát triển nông nghiệp, từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tự túc lương thực, thực phẩm và làm cơ sở vững chắc cho công nghiệp địa phương phát triển, gắn công nghiệp trong cơ cấu thống nhất hợp lý về qui mô và hình thức để lao động có việc làm, năng suất lao động ngày càng cao, sản xuất thêm nhiều sản phẩm phục vụ tốt đời sống của nhân dân. Phát triển giáo dục, văn hoá, y tế, xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi và tiến lên xoá bỏ các hiện tượng tiêu cực làm trở ngại cho sản xuất phát triển. Xây dựng chế độ mới, con người mới, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa. Đồng thời ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.
Giai đoạn 1986-1990, thực hiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1986-1990), đề ra các nhiệm vụ: “ Chuyển các hoạt động kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa với những bước đi vững chắc, triệt để thực hành tiết kiệm, ổn định tình hình phân phối lưu thông, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về đời sống cho nhân dân, bước đầu có tích lũy. Củng cố và tăng cường kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, phát huy mọi khả năng các thành phần kinh tế khác trong sản xuất và phục vụ đời sống, tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tăng cường quản lý thị trường theo quan điểm đổi mới của Đảng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm cho người lao động; khắc phục giảm sút về chất lượng giáo dục, y tế. Thực hiện một bước làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, xây dựng nếp sống văn hoá mới và công bằng xã hội. Bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục cuộc vận động xây dựng Đảng bộ vững mạnh trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; kiện toàn và nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy chính quyền, xây dựng các đoàn thể và phong trào cách mạng của quần chúng vững mạnh”.
III. CHẶNG ĐƯỜNG 20 NĂM – NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC:
1. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm ( 1991-2000):
1.1/ Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ VI (1991-1996):
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII; Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ VIII, Đại hôi Đảng bộ thị xã lần thứ VI đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển giai đoạn 1991-1995, với mục tiêu tổng quát: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, khắc phục khuyết điểm, tồn tại, khai thác mọi tiềm năng, ổn định một bước tình hình kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, giao dịch hàng hoá và dịch vụ cho phía Bắc tỉnh và khu vực”. Qua 5 năm (1991-1995), nền kinh tế thị xã tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu quản lý kinh tế mới bước đầu hình thành và hoạt động có hiệu quả. Nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế tiếp tục phát triển. Giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn từ 20,5 tỷ đồng (năm 1992) lên 35,6 tỷ đồng (năm 1995), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15,43%, vượt 3,7% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội VI; ngành công nghiệp ổn định sản xuất, giá trị tổng sản lượng chiếm 45 – 47% trong ngành công nghiệp toàn tỉnh, trong đó hoạt động chế biến lâm sản, hải sản chiếm 65,8% giá trị tổng sản lượng. Giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp đạt từ 24,33 tỷ đồng (năm 1992) tăng lên 33,6 tỷ đồng (năm 1995), tốc độ tăng trưởng bình quân 10,8%, sản lượng lương thực đạt 21.502 tấn lên 23.859 tấn (năm 1995). Giá trị tổng sản lượng ngành hải sản đạt từ 6,63 tỷ đồng (năm 1992) tăng lên 13,71 tỷ đồng (năm 1995), tăng bình quân 26,5%/năm. Về thương mại – dịch vụ, tài chính ngân sách chuyển dịch theo cơ chế thị trường, quy mô quản lý và phương thức hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn thị xã cũng có những thay đổi phù hợp. Hoạt động dịch vụ du lịch phát triển khá mạnh. Kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 12-15%/năm, đóng góp 8-10% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Thu ngân sách trên địa bàn không ngừng tăng lên. Năm 1995, thu được 9,321 tỷ đồng so với năm 1992 là 6,366 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 7,4%.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có tiến bộ; công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ được quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban hàng năm đều giảm dần; có trên 7.000 người được xóa mù chữ, đạt 75% đối tượng phải xóa mù chữ; có 9/13 phường, xã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học và xóa mù chữ. Thực hiện có kết quả các chương trình y tế quốc gia, tỷ lệ phát triển dân số còn 2,2%. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được quan tâm hơn. Công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả đáng kể. Năm 1995 còn 1.170 hộ nghèo, giảm 3.630 hộ so với năm 1993. Số hộ khá giàu từ 2.482 hộ năm 1993 tăng lên 3960 hộ năm 1995.
Hệ thống tổ chức Đảng từ thị xã đến phường, xã không ngừng được kiện toàn và củng cố, nhất là loại hình chi bộ khu phố, thôn. Công tác phát triển đảng viên không ngừng quan tâm nhằm phát triển đội ngũ đảng viên của Đảng bộ. Từ năm 1992-1995 đã kết nạp được 222 đảng viên, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội VI đề ra, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ thị xã lên 1.280 đồng chí.
Hiệu lực quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp được tăng cường và đạt nhiều kết quả; Thực hiện công tác cải cách hành chính, chủ yếu là cải cách về thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII), từng bước khắc phục những biểu hiện quan liêu, cửa quyền của một bộ phận cán bộ công chức, giải quyết tốt hơn những khiếu nại, tố cáo của công dân.
Công tác Mặt trận và các đoàn thể được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo. Mặt trận và các đoàn thể đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động; ngày càng đóng vai trò nòng cốt trong triển khai thực hiện các cuộc vận động và các phong trào, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
1.2/ Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ VII (1996-2000):
Trên cơ sở đánh giá kết quả, hạn chế toàn diện trên các lĩnh vực qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Đại hội VII xác định cơ cấu kinh tế của thị xã theo hướng “công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương mại - dịch vụ” với mục tiêu phát triển đến năm 2000: “Khai thác tiềm năng, lợi thế của thị xã để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư giữa các ngành và trong từng ngành. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nhằm tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống và sản xuất của nhân dân thị xã và của tỉnh. Cải thiện các vấn đề xã hội: giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ổn định đời sống các đối tượng chính sách, giải quyết việc làm cho người lao động. Tập trung nâng dần mức sống nhân dân, giảm nhanh số hộ nghèo, chấm dứt tình trạng thiếu đói, xây dựng thị xã trở thành đô thị văn minh, bảo đảm vệ sinh môi trường. Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình”; xây dựng các lực lượng vũ trang trong sạch, vững mạnh toàn diện. Nâng cao hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp; đổi mới phương thức vận động quần chúng, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Từ năm 1996-2000, kinh tế ổn định và phát triển. Huy động các nguồn lực, khai thác tiềm năng thế mạnh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp - thương mại dịch vụ. Tổng giá trị sản lượng các ngành kinh tế chủ yếu từ 546,2 tỷ đồng năm 1996 lên 735 tỷ đồng năm 2000, tăng trưởng bình quân 7,7%. Giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng từ 194,2 tỷ đồng năm 1996 lên 254,8 tỷ đồng vào năm 2000, tăng bình quân 12%/năm. Giá trị tổng sản lượng toàn ngành nông nghiệp tăng từ 120 tỷ đồng năm 1996 lên 135,2 tỷ đồng vào năm 2000, sản lượng lương thực ổn định ở mức 20.000 - 22.000 tấn/năm. Giá trị ngành thủy sản tăng từ 62 tỷ đồng năm 1996 lên 110 tỷ đồng vào năm 2000, tăng bình quân 9,2%/năm. Thương mại - dịch vụ tăng nhanh, bình quân đạt 10,4% trong giai đoạn 1996-2000. Hoạt động tài chính tín dụng ngày càng đi vào nề nếp và có bước phát triển ổn định. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị xã đã và đang được xây dựng trong định hướng chiến lược kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 1996, Thị xã được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Các xã, phường đều có trạm y tế. Giảm tỷ lệ hộ đói từ 19,7% (1996) xuống còn 10% vào năm 2000.
Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hoá ở khu dân cư được duy trì và có bước phát triển mới, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Công tác xây dựng Đảng được quan tâm, tập trung xây dựng chi bộ thôn, khu phố vững mạnh trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. Trong nhiệm kỳ qua, tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh hàng năm từ 50-60%. Phát triển đảng viên mới vượt chỉ tiêu 540/500, đạt 108%. Hoạt động của HĐND, Ủy Ban nhân dân các cấp có nhiều chuyển biến tích cực.
2. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010)của Trung ương; Nghị quyết 03, ngày 5/11/2001 và Nghị quyết 25, ngày 2/4/2009 của Tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thị xã PR-TC thời kỳ 2001-2005 và đến 2020:
2.1/ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ VIII (2000 – 2005), xác định mục tiêu trong nhiệm kỳ: “Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao trình độ dân trí, tạo môi trường văn hoá lành mạnh để phát triển, tiếp tục cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Giữ vững quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Phấn đấu xây dựng thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố giàu đẹp, hướng tới văn minh và hiện đại”.
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ VIII, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối toàn diện, kinh tế chuyển dịch đúng hướng: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp. Quy mô nền kinh tế tăng 1,88 lần so với năm 2000; Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 13,97%. Tổng sản phẩm (GDP) bình quân đầu người tăng từ 3.905.000 đồng (theo giá thực tế), tương đương 250 USD (năm 2000) lên 7.010.000 đồng, tương đương 450 USD năm 2005. Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghịêp phát triển nhanh, tăng bình quân hàng năm 19,3%, chiếm tỷ trọng 44% trong cơ cấu nền kinh tế. Thương mại – dịch vụ, tăng bình quân hàng năm 14,9%, chiếm tỷ trọng 37%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản giảm: So năm 2005, nông nghiệp giảm từ 13,6% (năm 2001) xuống còn 7,8%; ngành thuỷ sản từ 12,9% (năm 2001) xuống còn 8,9% . Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 100,6 tỷ đồng (năm 2001) tăng lên 230 tỷ đồng (năm 2005), tăng bình quân hàng năm 23%, chiếm 85% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng, tổng vốn đầu tư là 456,17 tỷ đồng/1.012 tỷ đồng, đạt 45,07% kế hoạch.
Lĩnh vực văn hoá – xã hội có nhiều chuyển biến về chất lượng và cơ sở vật chất; tỷ lệ các cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ, mẫu giáo đạt 85-90%. Học sinh vào lớp 6 và lớp 9 tốt nghiệp hàng năm đạt 99%, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt từ 76,6-86,4%. Năm 2005, có 14/15 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 9/15 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ, có 8/15 trạm y tế có bác sỹ, 8/15 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được chú trọng, có 20 thôn, khu phố được công nhận là thôn, khu phố văn hoá. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 7,43%, bình quân mỗi năm giảm 2,39%; giải quyết việc làm cho hơn 14.000 lao động.
Quốc phòng, an ninh được củng cố, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị thường xuyên được kiện toàn; vai trò lãnh đạo của Đảng được tăng cường, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền có nhiều tiến bộ, hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể có chuyển biến tích cực.
2.2. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ IX (2005-2010) xác định phương hướng chung: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên tập trung khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế của thị xã để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Giải quyết có hiệu qủa các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao trình độ dân trí, tạo môi trường văn hoá lành mạnh để phát triển; tiếp tục cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch - vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới; tạo bước đột phá, đưa thị xã phát triển toàn diện, bền vững và sớm trở thành thành phố”.
Kết quả 5 năm (2005-2010) thực hiện Nghị quyết đại hội IX, kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá đạt 13,7%, chất lượng tăng trưởng của một số ngành được nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thương mại - dịch vụ và xây dựng chiếm 83%, GDP tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Thu ngân sách vượt kế hoạch và chiếm 82% tổng thu ngân sách toàn tỉnh, tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng khá (6.400 tỷ đồng) nhiều dự án quy mô lớn được đầu tư, kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng đô thị được xây dựng, diện mạo đô thị có bước phát triển mới, ngày càng khang trang và được Chính phủ công nhận là thành phố thuộc tỉnh vào năm 2007.
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội phát triển tương đối toàn diện, nhiều mục tiêu cơ bản hoàn thành; một số vấn đề bức xúc của xã hội được giải quyết có hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng; cơ sở vật chất được tăng cường đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em thành phố. Toàn thành phố có 06 trường THPT, 09 trường THCS và 30 trường Tiểu học; có 14 Trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 31,11%. Thực hiện có kết quả công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Số học sinh tốt nghiệp các cấp học, năm sau cao hơn năm trước. Hoàn thành và duy trì phổ cập giáo dục THCS; củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ; có 15/16 phường - xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Hoạt động khuyến học được đẩy mạnh, Trung tâm học tập cộng đồng 16/16 phường, xã được duy trì. Có 16/16 phường, xã có trạm y tế, 13/16 phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; xây dựng phòng khám khu vực Phan Rang và Tháp Chàm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,05%; quy mô dân số toàn thành phố là 161.150 người. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy mạnh. 05 phường được công nhận phường văn hóa, 34,28 % thôn, khu phố được công nhận thôn, khu phố văn hoá.Các công trình văn hoá quy mô lớn trên địa bàn thành phố được tỉnh đầu tư và đưa vào sử dụng như: quãng trường, tượng đài, nhà bảo tàng, trung tâm văn hóa Chăm, hệ thống phát thanh, truyền hình được nâng cấp, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho nhân dân. Mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở cho người nghèo đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,7%, giải quyết việc làm cho 20.358 lao động. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia là 2.166 lao động; xuất khẩu được 110 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 4,55% xuống còn 2,5%. Đời sống người có công được nâng lên rõ rệt; hỗ trợ xây nhà ở cho người có công. Đến nay 1.005 người có công đã có nhà ở, không còn ở tạm.
Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng được củng cố. Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. An ninh quốc gia tiếp tục được giữ vững; trật tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ. Tập trung chỉ đạo và giải quyết kịp thời các đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên.
Chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng và nhiệm vụ giáo dục chính trị lý luận, tạo thống nhất trong Đảng, đồng thuận xã hội. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bước đầu đạt kết quả tích cực, góp phần khắc phục, từng bước đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Hàng năm 70% tổ chức cơ đảng đạt trong sạch vững mạnh; trên 70% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết nạp 719 đảng viên, vượt 14,67% chỉ tiêu, vượt 10,6% chỉ tiêu Đại hội đề ra.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, luân chuyển cán bộ có nhiều chuyển biến, đạt kết quả tích cực. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường; thực hiện tốt việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tổ chức đảng và đảng viên; đã kịp thời giáo dục, ngăn chặn, khắc phục những sai sót, hạn chế được tiêu cực xảy ra. Tổ chức bộ máy HĐND thành phố, phường, xã và đại biểu thường xuyên được củng cố, kiện toàn, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; công tác cải cách hành chính theo mô hình “một cửa” “một cửa liên thông” thực hiện có hiệu quả; văn hóa ứng xử, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức được nâng lên, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân. Hoạt động của Mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội không ngừng đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, tập hợp các tầng lớp nhân dân, hình thành các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả.
3. Đại hội Đảng bộ lần thứ X (2011-2015) thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, xác định phương hướng, mục tiêu là: “Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết toàn Đảng bộ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tập trung khai thác và huy động tốt các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh; tạo môi trường thuận lợi thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp - thuỷ sản; trong đó phát triển thương mại - dịch vụ là khâu đột phá, công nghiệp chế biến là động lực. Phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần để phát triển bền vững, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết có hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội và môi trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tạo bước đột phá mới, quyết tâm phấn đấu xây dựng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành đô thị loại II vào năm 2015”.
Năm 2011 là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X đề ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi đó là: thành tựu kinh tế - xã hội thành phố nhiệm kỳ qua tiếp tục được phát huy; nhiều dự án, công trình trọng điểm có sức lan tỏa được đầu tư; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện có kết quả; đồng thời luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự hỗ trợ tích cực của các Sở, ngành cấp tỉnh.
Tuy nhiên, kinh tế thành phố vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, tình hình lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao, thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công,… đã ảnh hưởng nhất định đến kinh tế tỉnh ta và thành phố. Song với sự quyết tâm chính trị trong lãnh đạo, sự điều hành quyết liệt của các cấp ủy Đảng và chính quyền, cùng với tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường của toàn dân, thành phố đã vượt qua khó khăn, thách thức đạt được những thành tựu phấn khởi. Kinh tế thành phố tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá 15,1% so với năm 2010. Tổng thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch, đạt 638,86 tỷ đồng (kế hoạch 523 tỷ đồng), tổng thu ngân sách thành phố đạt 278 tỷ đồng (kế hoạch 221 tỷ đồng), tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 2.480 tỷ đồng (kế hoạch 2.560 tỷ đồng). Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.000 USD/người. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 67,8 triệu USD, tăng 46,1% so với cùng kỳ. Các hoạt động về thương mại - dịch vụ và du lịch có quy mô toàn quốc được đầu tư; khách du lịch đạt 615.216 lượt người, trong đó khách quốc tế 46,5 nghìn lượt người. Ngành công nghiệp tăng khá, tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật; Có 03 sản phẩm mới góp phần tăng trưởng cho ngành công nghiệp là nước yến, thuốc lá điếu và đá granit. Trong nông nghiệp, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, như dự án rau an toàn, măng tây, hoa cúc vàng, hoa lyly, sú lơ; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp 105 triệu đồng/ha. Công tác quản lý đô thị, kiến thiết thị chính có chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng kinh tế - đô thị được quan tâm đầu tư xây dựng; công tác bảo vệ môi trường được quan tâm tăng cường và có nhiều kết quả bước đầu. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có những bước chuyển biến tiến bộ, có 02 phường và 16 thôn, khu phố được công nhận văn hóa; quy mô và chất lượng giáo dục được nâng lên rõ nét, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100%, tỷ lệ học sinh công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 98,94%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,0%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 12,01% ; Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời và có hiệu quả, nhất là chăm lo các đối tượng chính sách và người nghèo; công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo được quan tâm triển khai có kết quả, giải quyết việc làm cho 4.976 lao động; hộ nghèo giảm còn 6,49%. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cải cách hành chính, công tác tiếp và đối thoại với công dân có nhiều chuyển biến tích cực; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có nhiều tiến bộ. Công tác quân sự địa phương được tăng cường, giao quân đạt chỉ tiêu tỉnh giao; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác chỉ đạo, điều hành có nhiều đổi mới, tập trung sâu sát cơ sở; tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính, môi trường, về an ninh trật tự, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bồi thường giải phóng mặt bằng. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và công tác vận động quần chúng tiếp tục có sự chuyển biến mạnh mẽ, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị của thành phố được nâng lên.
IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT:
1. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân :
1.1 Từ sau tái lập tỉnh, đặc biệt 10 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương của tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố giai đoạn 2001-2005 và đến 2020; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phan Rang-Tháp Chàm đã chủ động, sáng tạo, tập trung trí tuệ tháo gỡ khó khăn, phát huy lợi thế, huy động nội lực, thu hút đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh tạo nên sự chuyển biến tích cực, toàn diện, sâu sắc về kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phúc lợi và đô thị, với những kết quả rất đáng tự hào. Năm 2005 đạt đô thị loại III; năm 2007 trở thành thành phố, ngày càng khẳng định được vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh.
So với những năm đầu tái lập tỉnh, kinh tế của thành phố phát triển về qui mô, nhiều ngành, lĩnh vực có bước đột phá.Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, bình quân 11%/năm. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ và công nghiệp (chiếm 83%); tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt từ 20,5 tỷ đồng (năm 1992) tăng lên 1.834,53 tỷ đồng (năm 2011); giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ-du lịch đạt từ 34 tỷ đồng (1992) tăng lên 5.594,9 tỷ đồng (năm 2011); giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản đạt 404,95 tỷ đồng, tăng 13 lần so với năm 1992. Thu ngân sách địa bàn đạt từ 6,366 tỷ đồng (năm 1992) tăng lên 638,86 tỷ đồng (năm 2011), chiếm 86% tổng thu ngân sách của tỉnh. Tổng mức đầu tư xã hội đạt 2.480 tỷ đồng (2011) tăng 40 lần với năm 1992; nhiều dự án quy mô lớn được triển khai, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. GDP bình quân đầu người đạt 1000 USD, tăng 10 lần so với năm 1992.
Trong những năm qua, lĩnh vực văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng ngành văn hoá, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo chuyển biến tích cực, xoá tình trạng học ca 3; năm 1995, xoá mù chữ cho 7.000 người; tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và trung học cơ sở hàng năm đều tăng; năm 1996, thị xã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ; năm 2005, được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến nay, toàn thành phố có 54 trường công lập từ mầm non đến trung học cơ sở, 68 cơ sở ngoài công lập mầm non; 12 trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, chiếm tỷ lệ 22,2%; 16/16 phường, xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Ngành y tế có nhiều tiến bộ; công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân được quan tâm; các chương trình y tế quốc gia thực hiện đạt kết quả tốt, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đạt từ 95-99%; có 12/16 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế; công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt nhiều tiến bộ, góp phần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên còn 1% giảm 1,2% so với năm 1995. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ và kịp thời; tỉ lệ hộ nghèo hiện nay còn 6,49% giảm đáng kể so với các năm trước, giải quyết việc làm hàng năm khoảng 5.000 người, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 2,5%. Công tác thông tin tuyên truyền phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; tập trung tuyên truyền các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của tỉnh và thành phố; cơ sở vật chất ngành văn hoá ngày càng được đầu tư, từng bước đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy mạnh, năm 1992 có 62 thôn khu phố, nay đã tăng lên 117 thôn, khu phố, trong đó có 59/117 thôn, khu phố được công nhận thôn, khu phố văn hoá và 7/16 phường được công nhận phường văn hoá. Hoạt động thể dục thể thao phát triển khá, thường xuyên tổ chức các hội thi thể dục thể thao trong các cơ quan, đơn vị và trường học; tham gia các hội thi thể dục thể thao các cấp tổ chức đạt thành tích cao. Phong trào luyện tập thể dục thể thao trong nhân dân ngày càng phát triển, có 21% dân số luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Công tác quốc phòng ngày càng được củng cố, tăng cường. An ninh quốc gia tiếp tục được giữ vững, không xảy ra đột biến, bất ngờ; trật tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, kiềm chế được sự gia tăng của tội phạm, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ngày càng phát triển, góp phần tích cực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế của thành phố.
Công tác xây dựng Đảng được chú trọng đúng mức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đảng viên được nâng lên. Bình quân 10 năm trở lại đây, tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh đạt trên 80%, tổ chức cơ sở đảng yếu kém giảm; đến nay, có 63 tổ chức cơ sở đảng, với 2.809 đảng viên, tăng 2,5 lần so với năm 1992. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh trong toàn đảng bộ, bước đầu đạt kết quả quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tăng cường.
Hoạt động của chính quyền có nhiều tiến bộ trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; thực hiện tốt chương trình kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 của Tỉnh uỷ, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” thực hiện có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và công dân trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.
Hoạt động của mặt trận và các đoàn thể có chuyển biến tích cực, các phong trào từng bước đi vào chiều sâu.
Bên cạnh thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại hạn chế, khuyết điểm: Kinh tế tăng trưởng khá, nhưng qui mô nhỏ, chất lượng, sức cạnh tranh thấp; nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao; thu ngân sách tuy đạt kế hoạch nhưng quy mô còn nhỏ, năng lực sản xuất tăng chậm; kết cấu hạ tầng đô thị có mặt yếu kém. Công tác quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng quản lý đô thị có lúc còn buông lỏng; tiềm năng về đất đai và vị trí thuận lợi của đô thị ven biển chưa được phát huy đúng mức. Lĩnh vực xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, nhất là chất lượng nguồn lao động còn thấp, lao động chưa có việc làm còn nhiều; công tác giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao ở vùng ven đô thị và vùng biển, vệ sinh môi trường còn nhiều yếu kém. Trật tự đô thị, tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp. Công tác cải cách hành chính ở một số ngành chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác quản lý và điều hành của chính quyền các cấp một số nơi hiệu quả chưa cao; công tác phòng, chống tham những, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có lúc, có nơi chưa quan tâm thường xuyên; mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội có lúc chưa được đồng bộ. Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng một số nơi chưa phát huy đúng mức; chất lượng mặt trận và các đoàn thể còn hạn chế, nhất là địa bàn khu dân cư.
1.2/ Nguyên nhân hạn chế: Những tồn tại, hạn chế trên có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, tuy nhiên tập trung ở một số nguyên nhân chủ quan:
Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương có lúc chưa năng động, sáng tạo.
Năng lực của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa chủ động tham mưu đề xuất những giải pháp cụ thể để thực hiện chủ trương, nhiệm vụ đã đề ra.
Nhận thức về công tác vận động quần chúng của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở chuyển biến chưa đồng bộ, toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc giám sát các cơ quan Nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giám sát cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử chưa được chú trọng; nhận thức về sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân và phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân chưa được phát huy đúng mức.
2/ Bài học kinh nghiệm
Một là: Không ngừng tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ Ban chấp hành Đảng bộ thành phố, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và sự đồng thuận của xã hội.
Hai là: Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cụ thể hóa nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành các chương trình công tác trọng tâm toàn khóa với các đề án, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề để tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ đề ra. Bên cạnh đó, trong từng nhiệm kỳ, xác định các chương trình trọng tâm hướng về cơ sở với tư tưởng chỉ đạo tập trung nguồn lực đầu tư theo hướng đô thị hóa..
Ba là: Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy dân chủ trong Đảng đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Chăm lo xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ.
Bốn là: Phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thống nhất về nhận thức, quan điểm nhằm khơi dậy sức dân, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng phát triển thành phố; tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước là động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển.
V. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG, THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, RA SỨC KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, XÂY DỰNG THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM NGÀY CÀNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI:
Qua 37 năm xây dựng và bảo vệ quê hương (1975-2012), Đảng bộ thành phố đã sáng tạo, phát huy nội lực, huy động các nguồn lực, vượt qua thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đặt biệt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, 5 năm thành lập thành phố. Đây chính là nền tảng, động lực để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X (2011 - 2015) của Đảng bộ thành phố, Nghị quyết Đại hội XII (2011 - 2015) của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Với quyết tâm cao, năng động, sáng tạo, trong thời gian tới, Đảng bộ thành phố tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai và lợi thế của đô thị ven biển Miền Trung để phát triển kinh tế - xã hội, huy động và khai thác tốt các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, trong đó phát triển thương mại và dịch vụ là khâu đột phá, công nghiệp chế biến là động lực; giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội và môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh, quyết tâm xây dựng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm xanh, sạch, đẹp và thân thiện, trở thành đô thị loại II vào năm 2015.Để thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên. Đại hội X của Đảng bộ thành phố đã quyết định các chỉ tiêu chủ yếu là: quy mô kinh tế tăng 2,3 lần so với năm 2010, giá trị sản xuất tăng bình quân 20 - 21%/năm, tỷ trọng dịch vụ thương mại và công nghiệp chiếm 94% (trong đó thương mại - dịch vụ là 63%), huy động GDP vào ngân sách là 15-16% đạt 1.000-1.100 tỷ đồng (thu nội địa). GDP bình quân đầu người đạt 1.800-2.000 USD. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5% theo chuẩn mới; lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó 35% đào tạo nghề. Có 70% trường tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; 100% phường, xã hoàn thành phổ cập trung học; tỷ lệ phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế trên 90%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 10%; tỷ lệ phường, xã được công nhận văn hoá đạt 60%. Trên 95% phường, xã vững mạnh về quốc phòng - an ninh. Trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể, phấn đấu hàng năm ít nhất 80% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; 80% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ; cả nhiệm kỳ kết nạp 650 đảng viên mới; trên 90% chính quyền, đoàn thể đạt trong sạch vững mạnh; 100% cán bộ chuyên trách phường, xã đạt chuẩn.
Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, 5 năm thành lập thành phố, 37 năm giải phóng Ninh Thuận, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng bộ và nhân dân thành phố tự hào và phấn khởi trước những thành tựu đã được trong những năm qua, đây sẽ là niềm tin, tiếp thêm sức mạnh thúc đẩy công cuộc đổi mới thành phố hội nhập và phát triển. Với những thành tựu và kinh nghiệm tích lũy được, cùng với sức mạnh nội lực và tiềm năng sẵn có, nhất định Đảng bộ và nhân dân thành phố sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X (2011 - 2015) của Đảng bộ thành phố, Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy, đưa thành phố ngày càng phát triển theo hướng văn minh và hiện đại, trở thành đô thị loại II vào năm 2015, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo.
BAN TUYÊN GIÁO THÀNH UỶ PHAN RANG – THÁP CHÀM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU
“QUÊ HƯƠNG PHAN RANG – THÁP CHÀM VÀ NINH THUẬN”
1. Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, gắn với kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng Ninh Thuận (16-4-1975- 16-4-2012) giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc (30-4-1975 – 30-4-2012), tư liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đăng trên Báo Ninh Thuận điện tử (NTO) ngày 10/3/2012. (Mời xem chi tiết tại đây).
2. Đơn vị hành chính tỉnh Ninh Thuận sau 20 năm tái lập (1992 - 2012), tư liệu của tg. Phạm Tương Phùng đăng trên NTO (Mời xem chi tiết tại đây).
Sau thời gian 12 năm sáp nhập thành tỉnh Thuận Hải (1976-1991), ngày 26-12-1991 theo Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 10, tỉnh Thuận Hải chia thành hai tỉnh là tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận. Theo nghị quyết này, tỉnh Ninh Thuận sau khi tái lập có diện tích tự nhiên là 3.530,4 km2, dân số 406.732 người, có 4 đơn vị hành chính trực thuộc là thị xã Phan Rang – Tháp Chàm và 3 huyện Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước, với 9 phường, 43 xã; tỉnh lỵ đặt tại thị xã Phan Rang – Tháp Chàm. Tỉnh mới tái lập bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 01-4-1992.
Ngày 08-02-2007, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm được nâng lên thành Thành phố trực thuộc tỉnh (theo Nghị định số 21/2007/NĐ-CP của Chính phủ), thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có diện tích tự nhiên là 79,3756 km2, dân số 162.941 người, với 15 đơn vị hành chính trực thuộc là 12 phường: Đô Vinh, Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Tấn Tài, Đạo Long, Đông Hải, Mỹ Đông, Đài Sơn và 3 xã: Thành Hải, Văn Hải, Mỹ Hải. Thành phố chính thức hoạt động từ ngày 1- 4 - 2007.
Ngày 21-1-2008, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có sự điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường và thành lập phường mới. Cụ thể, điều chỉnh diện tích tự nhiên và nhân khẩu giữa các xã Mỹ Hải, Văn Hải, các phường Mỹ Đông, Tấn Tài, Thanh Sơn; thành lập phường Mỹ Bình (từ một phần của xã Mỹ Hải); thành lập phường Mỹ Hải (từ phần còn lại của xã Mỹ Hải); thành lập phường Văn Hải (từ xã Văn Hải). Theo đó, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 7.889,74 ha diện tích tự nhiên, 175.826 nhân khẩu, với 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 15 phường: Đô Vinh, Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà, Đài Sơn, Thanh Sơn, Kinh Dinh, Mỹ Hương, Tấn Tài, Đạo Long, Đông Hải, Mỹ Đông, Mỹ Bình, Mỹ Hải, Văn Hải và 1 xã: Thành Hải (theo Nghị định số 08/2008/NĐ-CP). (trích bài của Tg: Phạm Tương Phùng - NTO).
- Về quy mô dân số, toàn thành phố năm 2010 là 163.667 người (theo số liệu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tp.Phan Rang-Tháp Chàm 5 năm (2011-2015) ban hành kèm theo Quyết định số 1278/QĐ-UBND ngày 8-5-2012 của UBND Tp.Phan Rang-Tháp Chàm.
3. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Ninh Thuận, tư liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đăng trên Báo Ninh Thuận điện tử (NTO) ngày 19/8/2011.
Sau đợt khủng bố trắng 1930-1931, nhiều cán bộ, đảng viên, cơ sở cách mạng bị bắt, bị tra tấn, tù đày hoặc bị giết hại, các chi bộ Đảng vừa mới thành lập lại bị đánh phá. Nhưng cán bộ, đảng viên trong tỉnh vẫn kiên trì bám cơ sở, đấu tranh giữ vững và phát triển phong trào cách mạng. Năm 1940, đồng chí Cao Kế, Bí thư chi bộ trong nhà lao Phan Rang-Tháp Chàm có đề nghị với đồng chí Trần Hữu Dực, Xứ ủy viên Trung Kỳ phụ trách các tỉnh miền Nam Trung Bộ cho phép vũ trang nổi dậy. Nhưng trong điều kiện lúc đó, thời cơ chưa chín muồi, với cái nhìn chính xác, đồng chí Dực không cho phép địa phương manh động. Quyết định đó đã bảo toàn được lực lượng cách mạng tại địa phương, nhằm chuẩn bị về mọi mặt khi thời cơ đến. Đầu năm 1945, với lực lượng cán bộ và cơ sở đã có, Ủy ban Việt Minh lâm thời được thành lập, phân công cán bộ về cơ sở gấp rút củng cố lực lượng. Tháng 6-1945 Tỉnh uỷ lâm thời thành lập tập trung bàn kế hoạch phát triển quần chúng cách mạng, liên lạc với cấp trên để nắm chủ trương. Đầu tháng 8-1945, đồng chí Lê Tự Nhiên, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời ra Quảng Ngãi chờ truyền đạt chỉ thị mới của Trung ương.
Các đảng viên ở tỉnh nắm tình hình qua đài, qua các tỉnh bạn đã chủ động họp bàn kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị phát động quần chúng đứng lên giành chính quyền khi thời cơ đến. Các đội tự vệ, đội danh dự để trừ Việt gian, các Hội quần chúng như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc… nhanh chóng được thành lập ở các địa phương, đặc biệt đã đưa một số cán bộ cốt cán vào làm nòng cốt trong các tổ chức Thanh niên Bảo An, Thanh niên tiền tuyến thân Nhật. Trưa ngày 16-8-1945, được tin Nhật đã đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đề ra kế hoạch chuẩn bị cho việc khởi nghĩa giành chính quyền. Được tin chiều ngày 21-8-1945 tổ chức “Thanh niên tiền tuyến” thân Nhật sẽ tổ chức mít-tinh tại sân Trường Tiểu học Bảo An, ngay trưa ngày 20-8, Uỷ ban Việt Minh tỉnh họp bất thường quyết định biến cuộc mít-tinh trên thành cuộc mít-tinh công khai của Việt Minh, kêu gọi quần chúng đứng lên giành chính quyền. 15 giờ ngày 21-8-1945, đông đảo Thanh niên cứu quốc, công nhân, quần chúng cách mạng được trang bị vũ khí thô sơ, băng-rôn, khẩu hiệu, cờ đã biến cuộc mít-tinh của địch thành cuộc biểu tình tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng, và nhanh chóng giành chính quyền ở Tháp Chàm. 18 giờ 45 phút cùng ngày, đoàn biểu tình kéo xuống Phan Rang phối hợp với lực lượng cách mạng khống chế các công sở, đồn trại của binh lính tay sai Nhật. Tỉnh trưởng Phan Văn Phúc giao nộp ấn tín, chìa khóa, chỉ kho bạc… cho Việt Minh, đánh dấu chính quyền cấp tỉnh đã về tay nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của cán bộ Việt Minh các cấp từ ngày 21 đến 22-8 hầu hết các làng, huyện, tổng trong tỉnh nhanh chóng giành được chính quyền. Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời được thành lập và ra mắt đồng bào vào ngày 22-8-1945.
Như vậy, trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ninh Thuận là một trong ba tỉnh khởi nghĩa giành chính quyền sớm nhất miền Nam (sau Quảng Nam 18-8 và Khánh Hòa 19-8), góp phần cho Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong cả nước.
Ở Ninh Thuận, yếu tố thắng lợi vô cùng quan trọng chính là sự kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của các đảng viên cộng sản và cán bộ Việt Minh. Là thắng lợi của việc tổ chức Đảng, các đồng chí đảng viên, cán bộ Việt Minh tỉnh đã xây dựng và tổ chức được lực lượng cách mạng, với nòng cốt là liên minh công-nông và đội ngũ trí thức. Trên cơ sở đó đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo và các tầng lớp xã hội khác tại địa phương. Sự lãnh đạo chủ động, sáng tạo của các đảng viên cộng sản và tinh thần dũng cảm, sức mạnh đoàn kết đấu tranh của quần chúng nhân dân và các dân tộc trong tỉnh chính là nội lực làm nên thắng lợi sớm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Ninh Thuận.
Từ việc giành chính quyền ở Ninh Thuận không vấp phải sự chống cự quyết liệt nào của địch và diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. Bài học lịch sử rút ra từ thắng lợi đó chính là: Biết chọn thời cơ và biết chớp thời cơ; sự phối hợp nhịp nhàng, đoàn kết thống nhất trong hành động của lực lượng cách mạng trong tỉnh; về công tác vận động quần chúng, nhất là tầng lớp công chức, trí thức, học sinh yêu nước tham gia khởi nghĩa giành chính quyền; về xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh và có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng.
4. Đập tan “lá chắn thép” Phan Rang của địch, mở đường tiến quân về giải phóng Sài Gòn, tư liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đăng trên Báo Ninh Thuận điện tử (NTO) ngày 12/4/2011.
Sau thất bại liên tiếp trên chiến trường Tây nguyên và các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung, giới lãnh đạo nguỵ quyền Sài Gòn hoang mang cực độ, ra lệnh rút quân về co cụm, lập Bộ Tư lệnh tiền phương, xây dựng "Tuyến phòng thủ từ xa" bảo vệ Sài Gòn, lấy Du Long - cách thị xã Phan Rang 30km về phía Bắc làm nơi chốt chặn chủ yếu; quyết tử thủ ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình thuận. Tại đây, địch tăng cường tập trung lực lượng, gồm Sư đoàn không quân số 6, 2 Trung đoàn và Tiểu đoàn bộ binh, 1 Liên đoàn biệt động, 2 Chi đoàn xe tăng, 1 hạm đội ở ngoài khơi sẵn sàng chi viện. Với "Tuyến phòng thủ từ xa", chúng hòng củng cố lại tinh thần binh lính sau hàng loạt thất bại thảm hại trên các chiến trường, ngăn chặn thế tiến công thần tốc của quân ta; bảo vệ từ xa bộ máy đầu não ngụy quyền tại Sài Gòn trước nguy cơ bị sụp đổ hoàn toàn.
Đứng trước thời cơ ngàn năm có một, ngày 31-3-1975 Bộ Chính trị họp và quyết định: "Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt, thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt địch đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta bắt đầu". Bộ Chính trị hạ quyết tâm: "Với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, với quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4-1975, không thể để chậm". Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Khu uỷ và Quân khu 6 chỉ đạo Tỉnh uỷ Ninh Thuận: " Thời cơ đã đến, Tỉnh uỷ Ninh Thuận phải phát huy mọi lực lượng ở đồng bằng và căn cứ, tiến ngay ra phía trước tấn công địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ấp, phá kềm, giải phóng quê hương".
Sau khi tỉnh Khánh Hoà và Lâm đồng được giải phóng, trong các ngày 01 đến 03-4-1975, các toán tàn quân ở Đà Lạt tháo chạy theo đường 11 về Phan Rang. Chớp thời cơ, ta mở các đợt công kích địch đánh chiếm các ấp ở Sông Mỹ; sau đó lần lượt đánh chiếm các ấp ven đường 11 từ Krông-Pha đến Đèo Cậu, giải phóng quận Krông-Pha. Mặc dù địch dùng nhiều máy bay kết hợp với xe tăng, pháo binh, bộ binh đánh phá vào vùng căn cứ và vùng mới giải phóng, nhưng quân và dân Ninh Thuận vẫn kiên cường bám trụ, bẻ gãy tất cả đợt phản kích của địch. Hằng ngày, đồng bào các xã Phước Nghĩa, Phước Lâm, Phước Hà, Phước Thành và Phước Đại (Bác Ái) cuốc đất lấp suối, lập cầu khai thông tuyến đường từ Trại Cá (Cam Ranh) qua Tà Lú - Ma Ty vào Tân Mỹ dài hơn 50km để cho quân chủ lực của ta tiến vào miền Đông Nam bộ. Được sự chỉ đạo của quân khu 6, Tỉnh uỷ Ninh Thuận chỉ đạo rút bộ đội địa phương của 2 huyện Bác Ái, Anh Dũng cùng một số đơn vị khác của tỉnh để bổ sung cho Tiểu đoàn 610, làm nhiệm vụ chốt giữ Đèo Cậu, chặn đánh địch từ sân bay Thành Sơn bung ra phản kích, bảo vệ quận Krông-Pha và sẵn sàng với bộ đội chủ lực vào giải phóng Phan Rang.
Chiều ngày 07-4-1975, tại Tháp Chàm trong lúc tinh thần địch hoang mang rối loạn, lực lượng ta bung ra khống chế bọn tề điệp, ác ôn và dân vệ. Đến 19 giờ tối cùng ngày, lực lượng Đặc công 311 và Biệt động 314, các đội võ trang công tác, du kích mật, các đảng viên cơ sở nòng cốt và một số dân vệ, phòng vệ dân sự của địch được ta giác ngộ, chia làm 3 mũi tấn công trại Nguyễn Hoàng, ga Tháp Chàm, Cầu Móng, ngã ba Tháp Chàm và quận lỵ Bửu Sơn. Địch ở sân bay Thành Sơn tung lực lượng ra phản kích quyết liệt. Đại đội 311 được dân quân du kích và nhân dân Xóm Dừa giúp đỡ, đã anh dũng chiến đấu suốt 2 ngày đêm trong lòng địch, đánh lui 16 đợt phản kích của chúng. Để đập tan tuyến phòng thủ từ xa của địch, đồng chí Thượng tướng Lê Trọng Tấn - Tư lệnh cánh quân Duyên hải quyết định sử dụng Sư đoàn 3 của Quân khu 5, Trung đoàn 25 Tây Nguyên và Quân khu 6, tăng cường 2 đại đội đặc công và công binh cùng với các lực lượng của Ninh Thuận chuẩn bị tấn công "Tuyến phòng thủ từ xa". Tỉnh uỷ Ninh Thuận hạ quyết tâm cao nhất, lãnh đạo bộ đội địa phương, dân quân du kích, nhân dân trong tỉnh phối hợp với các lực lượng chủ lực của Trung ương và Quân khu chi viện, vùng lên tấn công và nổi dậy đánh đổ chế độ Mỹ - nguỵ, giải phóng tỉnh nhà. Sáng ngày 14-4-1975, tiếng pháo công kích của đại quân ta bắt đầu bắn vào điểm chốt của địch ở Bà Râu, Suối Đá, Kiền Kiền, Ba Tháp, Núi Đất và sân bay Thành Sơn. Đến 7 giờ sáng ngày 14-4-1975, Sư đoàn 3 bộ binh ta tấn công chiếm quận lỵ Du Long và các vị trí Bà Râu, Suối Vàng, Suối Đá, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch tại đây; đồng thời bẻ gãy nhiều đợt phản công của chúng hòng giữ "Tuyến phòng thủ từ xa".
Sáng ngày 16-4-1975, lệnh tấn công được phát ra. Lực lượng ta chia làm 3 mũi chính: mũi thứ nhất có xe tăng dẫn đầu tiến theo đường quốc lộ 1, sau khi đánh chiếm Phan Rang sẽ tiến lên sân bay Thành Sơn từ hướng Nam; mũi thứ 2 từ hướng Tây Bắc đánh thẳng vào sân bay Thành Sơn; mũi thứ 3 đánh chiếm cảng Ninh Chử, không cho địch tháo chạy ra biển. Phối hợp với quân chủ lực, lực lượng 311 ở núi Cà Đú xuất kích, đánh tạt vào sườn quân địch đang tháo chạy. Ở hướng Tây Bắc, đại đội đặc công và công binh Quân khu 6 phối hợp với lực lượng địa phương chọc thẳng xuống Phước Thiện, Ninh Quý, vượt qua Cầu Sắt vào khu vực Bảo An - Tháp Chàm. Trung tướng nguỵ Nguyễn Vĩnh Nghi cho máy bay xuất kích 37 lần đánh vào Trung đoàn 101, nhưng đội hình của quân ta vẫn tiến nhanh về phía trước.
Đến 9 giờ 30 phút ngày 16-4-1975 cờ Mặt trận giải phóng phất phới tung bay trên đỉnh Toà hành chính - cơ quan đầu não nguỵ quyền Ninh Thuận, và tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn giải phóng. Quân ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu sở chỉ huy Tiền phương quân đoàn 3, tiêu diệt sở chỉ huy quân đoàn 2, sở chỉ huy sư đoàn không quân số 6, bắt sống 1 trung tướng, 1 chuẩn tướng, 1 đại tá cố vấn Mỹ. Các lực lượng của Lữ đoàn dù 2, các trung đoàn bộ binh số 4 và số 3 của sư đoàn 2 bộ binh; liên đoàn biệt động số 31, 1 chi đoàn thiết giáp và sư đoàn không quân số 6 bị loại khỏi vòng chiến đấu. Tuyến phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn bị đập tan đã tạo thế mở đường cho đại quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí minh lịch sử.
Ngày chiến thắng 16-4 lịch sử luôn là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà nói chung, của Đảng bộ và nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nói riêng, là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao, tạo động lực mới cho sự phát triển trên các lĩnh vực của của đời sống xã hội, xây dựng thành phố giàu đẹp, hướng tới văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.
5. DANH SÁCH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN CẤP QUỐC GIA VÀ CẤP TỈNH
I/ Di tích cấp Quốc gia:
II/ Di tích cấp tỉnh:
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận cung cấp)
6. TÌM HIỂU THÊM MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA TỈNH VÀ THÀNH PHỐ PR-TC (Nguồn trong các tài liệu du lịch, văn hóa của Ninh Thuận và trong tạp chí: Phan Rang- Tháp Chàm trên đường phát triển, năm 2007)
6.1. Di tích Đình Tấn Lộc – phường Tấn Tài
Tên gọi: Đình Tấn Lộc. Tên thường gọi: Đình Dinh Thủy
Từ trung tâm Thánh phố Phan Rang - Tháp Chàm đi dọc theo đường Hải Thượng Lãn Ông đến đường Trần Thi thì rẽ phải đi thêm khoảng một cây số là đến di tích. Đình Tấn Lộc thuộc thôn Tấn Lộc (nay là khu phố 4), phường Tấn Tài, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Đình được xây dựng ở đầu làng. Khách có thể đến tham quan di tích bằng đường bộ.
Theo các cụ già cao niên trong làng thì vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830) sau khi ông Phan Văn Nghi xin thành lập làng Tấn Lộc thuộc tổng Kinh Dinh, phủ Ninh Thuận thì Đình Tấn Lộc (lúc bấy giờ có tên là Đình Dinh Thủy) mới được dựng ở cuối làng bằng các vật liệu tranh tre đơn giản. Đến năm 1853, đời vua Tự Đức, Đình Dinh Thủy mới được dời về địa điểm hiện nay. Đình Thờ Thần Thành Hoàng, Thiên Y A Na và Chưởng Thái Giám Bạch Mã.
Theo tục lệ của tiền nhân lưu lại, hàng năm thôn Tấn Lộc tổ chức tại đình làng làm đại lễ theo Xuân kỳ vào tháng 2 âm lịch và làm trung lễ theo thu lệ vào tháng 8 âm lịch. Mỗi đợt tế được chia làm ba phần, với những nghi thức rất trang trọng, từ lễ Khai sắc, đến lễ kỵ Tiền hiền và lễ Tế tại Chánh điện.
Đình Tấn Lộc phường Tấn Tài đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiếm trúc nghệ thuật theo Quyết định 05/2005/VHTT ngày 8/3/2005
6.2. Miếu Xóm Bánh – phường Đài Sơn
Tên tự: Thanh Sơn Miếu. Tên thường gọi: Miếu Xóm Bánh.
Miếu Xóm Bánh nằm trên khu phố 1, phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận. Miếu được tạo dựng từ thời Tự Đức là một ngôi miếu nhỏ, đến thời Thành Thái thứ 14 dời đến địa điểm hiện nay và xây dựng với quy mô lớn còn giữ nguyên vẹn đến bây giờ. Thiên Y A Na Diễn phi Chúa Ngọc, là vị thần đựơc thờ chính ở Miếu Xóm Bánh. Miếu nằm trong khu vực đông dân cư nhưng được xây dựng trên khu đất khá rộng đến 4.629m2. Toàn bộ kiến trúc được bao quanh bởi một tường thành xây bằng đá, vữa vôi, chừa hai cổng đi vào khu vực Miếu.
Miếu Xóm Bánh được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cư dân địa phương. Quy mô xây dựng của ngôi Miếu khá bề thế. Trong miếu có nhiều mảng chạm khắc gỗ với nhiều đề tài tứ linh, bát bửu, hoa lá, chim thú… cùng với các dãi hoa dây, hoa lá tập trung ở các khám thờ, hương án, trên các hoành phi, câu đối… thể hiện tài khéo léo của những đôi tay người thợ ngày xưa.
Hàng năm, vào rằm tháng giêng, tháng 7 và tháng 10, Miếu Xóm Bánh tiến hành lễ cúng Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên. Vào ngày hai mươi lăm tháng chạp âm lịch cúng đưa Chư thần về trời. Ba mươi tháng chạp âm lịch cúng rước Chư thần về Miếu đón năm mới. Lễ Kỳ yên là lễ lớn nhất trong năm, cầu thần phù hộ cho làng xã, cơm no, áo ấm. Lễ diễn ra vào tiết Thanh Minh.
Miếu Xóm Bánh được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo Quyết định 39/2002/VHTT năm 2002 của Bộ Văn Hóa - Thông tin.
6.3. Đình Văn Sơn – phường Văn Hải
Tên tự: Văn Sơn Thôn Đình. Tên thường gọi: Đình Văn Sơn.
Từ trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đi về hướng Đông Bắc, dọc theo đường biển Ninh Chữ chừng 2km là đến di tích, thuộc thôn Văn Sơn, nay là khu phố 4, phường Văn Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Đình có từ thời vua Gia Long, đến năm Minh Mạng thứ mười (năm 1829), sau đó được trùng tu làm lại mới hoàn toàn to hơn và khang trang hơn như ngày nay. Đình được xây dựng trên một khu đất rộng, cửa hướng về phía nam, trước mặt có hồ sen hình bán nguyệt, xa dần hướng sau lưng là ngọn núi Cà Đú, hai bên là đồng ruộng. Vị trí này đã tạo thêm cho ngôi đình dáng vẻ uy nghi và một lối kiến trúc độc đáo. Toàn bộ kiến trúc đình Văn Sơn liên hoàn với nhau tạo thành một công trình khép kín. Đình Văn Sơn thờ Thần Thành Hoàng và các sắc phong của các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Duy Tân...
Đình Văn Sơn đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định 01/1999/VHTT ngày 04/01/1999.
Đối với người dân thôn Văn Sơn, ngôi đình không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật đã đứng vững trước sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và thời gian mà còn là nơi gắn liền với đời sống tâm linh, nơi tổ chức các sinh hoạt văn hoá của làng quê. Ngày hội đình được tổ chức hằng năm vào tiết Thanh minh, đặc biệt là tại đây đã tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 (âl), từ năm 2004 đến nay.
6.4. Tháp Pô Klông Girai – phường Đô Vinh
Trên lộ trình đường sắt Bắc Nam, lại nằm sát quốc lộ 27A đi Đà Lạt, cách trung tâm Phan Rang – Tháp Chàm 07 km về phía Tây là quần thể tháp Chàm nằm trọn vẹn trên ngọn đồi có tên là Đồi Trầu, thuộc khu phố 8, phường Đô Vinh. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ XIII để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay); ông có tên là Pô Klông Girai (1151 - 1205); hiện nay cụm tháp còn nguyên vẹn về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phượng, cúng kính của người Chăm.
Tháp Pô Klông Girai là một quần thể gồm 3 ngôi tháp: tháp chính thờ tượng vua Pô Klông Girai, tháp cổng ở phía Đông và tháp Thần Lửa chếch phía Nam có mái hình thuyền. Quần thể tháp được bao bởi một khung tường thành vuông góc ở 2 mặt Đông và Nam. Đây là một công trình thờ phượng song có giá trị nghệ thuật kiến trúc xây dựng và điêu khắc các phù điêu như Thần Siva, tượng Bò Thần Nandin, tượng vua... đạt mức hoàn mỹ. Chính vì thế công trình đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia vào năm 1979.
Tháp chính cao 20m50, nhiều tầng, tầng trên là sự lập lại tầng dưới thu nhỏù cho đến đỉnh là một trụ đá nhọn, biểu tượng là một Linga. Ở các góc tháp lên dần đều là các ụ vuông nhỏ, các góc có gắn tượng thú bằng đá và các hình ngọn lửa bằng gạch nung. Tháp gồm một cửa chính ra vào ở hướng Đông, trên cửa là mái vòm, có 2 trụ đá lớn đỡ, mặt trụ đá khắc chữ Chăm cổ, bên trên cửa có phù điêu thần Siva múa, có 6 tay; ba cửa còn lại ở 3 hướng Nam, Bắc, Tây là cửa giả, trụ ốp gạch lồi, lõm vào trong trên mỗi cửa giả có một tượng thần tư thế thiền.
Từ cửa vào, bên trái có một tượng bò thần Nandin bằng đá, đầu hướng vào trong tháp. Vào trong tháp, có một Yoni cạnh dài 1m47, cạnh ngang 0m94, trên Yoni là một Linga tròn, phía trên trụ Linga có chạm khắc chân dung vua Pô Klông Girai. Phía ngoài có một sảnh nối sân để cúng tế bằng một tầng cấp.
Thẳng về phía Đông là tháp cổng, cao 8m56, có 2 cửa thông nhau theo hướng Đông - Tây nên gọi là tháp cổng. Tháp cũng được xây theo nguyên tắc lên dần thu nhỏ.
Phía Nam giữa hai tháp trên là tháp thờ Thần Lửa(?), cao 9m31. Tháp có 3 cửa thông nhau 3 hướng Đông, Bắc và Nam, riêng phía Nam là cửa sổ. Chức năng tháp để các tu sĩ Bàlamôn, các thầy cúng bày các vật tế lễ và giữ ngọn lửa tế nên người Chăm gọi là Tháp Lửa. Điều đặc biệt là cấu trúc tháp xây mái theo kiểu hình mái nhà (hình giống mái nhà prông ở Tây Nguyên hoặc mái nhà hình thuyền như mặt trên trống đồng).
Ở phía sau tháp chính có 1 miếu thờ tượng Kút hoàng hậu, trong sử ghi tên là Tố Lý. Ở ngoài vòng thành phía Nam quần thể tháp có 1 trụ đá (Linga) cao 2m20. Cũng nằm ngoài vòng thành phía Đông Bắc quần thể tháp có 1 tảng đá bánh ú 3 mặt có chữ có khắc chữ Chăm cổ.
Hằng năm vào ngày cuối tháng 6, ngày 1 tháng 7 tính theo lịch Chăm, (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch), đúng ngày lễ hội Katê, hàng ngàn người Chăm tổ chức cúng tại 3 tháp Pô klông girai, Pô Rômê, đền Pô Inư Nưgar một cách trang trọng. Trong lễ này, các tu sĩ Bàlamôn giáo và đông đúc nhân dân sẽ tiến hành các lễ rước trang phục vua Pô Klông Girai, cúng vua Pô Rômê và nữ thần Pô Inư Nưgar từ ngôi làng cách đó 6 km lên tháp, làm lễ tắm tượng, mặc trang phục cho tượng vua. Cũng chính trong sáng ngày 1 tháng 7, một nghi thức múa nghi lễ và tấu nhạc dân gian do người Chăm diễn ngay trước tháp để dâng lên vua. Bấy giờ chung quanh tháp là cả ngàn mâm lễ vật hoa quả, bánh trái, thịt gà, dê, rượu, trầu cau của các chủ gia đình người Chăm đang dâng cúng lên cho Thánh Thần, vua và hoàng hậu... cầu cho hạnh phúc, quốc thái dân an.
6.5. Chùa Ông - phường Kinh Dinh
Chùa Ông thuộc khu phố 5, phường Kinh Dinh, Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 19, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng thờ Quan Công của cộng đồng người Hoa. Năm 1909 chùa được trùng tu khang trang, gồm 3 tòa nhà, sườn làm bằng gỗ quý, chạm khắc tỉ mỉ. Hiện trong chùa còn lưu giữ 4 sắc phong của các vua triều Nguyễn. Từ giá trị trên, ngày 14-4-2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 1252/QĐ-BVHTTDL xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
6.6. Đề-pô Hỏa xa Tháp Chàm - Phường Đô Vinh
Trên lộ trình đường sắt xuyên Việt, lại giao lộ 27A đi Đà Lạt, trong địa phận phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, ga Tháp Chàm hiện ra là một nhà ga nhỏ, xinh xắn; hàng ngày tiếp nhận bao đoàn tàu xuôi ngược Bắc Nam...
Ga Tháp Chàm đầu thế kỷ XX là một quần thể hoạt động chuyên ngành đường sắt gọi là Sở Hỏa xa bao gồm: Nhà ga, Khu bảo trì, sửa chữa đầu máy toa xe, Khu ở công chức; người dân quen gọi là Đề-pô Hỏa xa Tháp Chàm. Gia Lâm (Hà Nội), Vinh (Nghệ An), Đà Nẵng (Quảng Nam), Dĩ An (Sài Gòn).
Đề-pô Hỏa xa Tháp Chàm là nơi hội tụ nhiều cá nhân ưu tú trong và ngoài tỉnh về làm việc như các ông Đoàn Quế, Nguyễn Hữu Hương, Trần Kỷ, Trần Hữu Duyệt, Lê Trọng Mân, Trần Hữu Chương, Trần Đình Giáp… Họ là hạt nhân tuyên truyền các tư tưởng chính trị tiến bộ.
Sau sự kiện ngày 03 - 02 -1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các chi bộ Tân Việt tại Ninh Thuận chuyển thành các chi bộ Đảng Cộng sản theo chủ trương chung của cả nước, trong đó có chi bộ Đề-pô Hỏa xa Tháp Chàm. Có thể nói, vừa ra đời, chi bộ Đảng tại Đề-pô Hỏa xa Tháp Chàm đã tổ chức đấu tranh trực diện với Pháp. Sau này, những công nhân, đảng viên cùng với đông đảo đồng bào, đồng chí ở Ninh Thuận đoàn kết đấu tranh cho đến ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam 30 - 4 - 1975. Kể từ những hoạt động khởi đầu của những người công nhân yêu nước, cho đến nay hình ảnh Đề-pô Hỏa xa Tháp Chàm vẫn là hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân Tháp Chàm, Ninh Thuận và ngành Đường Sắt Việt Nam.
Đề-pô Hỏa xa Tháp Chàm – hiện nay nằm trên khu phố 3, Phường Đô Vinh.
6.7. Núi Cà Đú
Một địa danh lịch sử - Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 05 km về hướng bắc, giữa vùng đồng bằng rộng lớn thuộc huyện Ninh Hải có độ cao 300m. Càng lên cao núi Cà Đú càng thoáng mát bởi cấu trúc của các hang động. Từ đây có thể nhìn bao quát khu du lịch biển Ninh Chữ, cánh đồng muối Phương Cựu, đầm Vua, đồng lúa vàng của huyện Ninh Hải và xa xa là hòn núi Đá Chồng. Với những tảng đá chồng chất lên nhau và nhiều hang động, ngõ ngách nên núi Cà Đú khá hiểm trở. Chính nhờ địa thế này, từ những ngày đầu của phong trào Cần Vương, nghĩa quân đã chọn núi Cà Đú làm căn cứ chống Pháp. Cũng từ đây, các đội trinh sát, các đơn vị vũ trang và cán bộ cách mạng suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đã bám trụ gầy dựng cơ sở, tổ chức trừ gian, diệt tề.
Chính nơi đây đã tạo nên những trận đánh huyền thoại xuất quỉ nhập thần của lực lượng kháng chiến. Chứng tích ấy, sau hơn một phần tư thế kỷ vẫn còn lưu lại trong ký ức của nhân dân Ninh Thuận. Chính ý nghĩa lịch sử cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến giành độc lập và giải phóng dân tộc, ngày 16/04/1999 là ngày kỷ niệm giải phóng Ninh Thuận, UBND tỉnh có quyết định công nhận núi Cà Đú là di tích lịch sử cách mạng của tỉnh.
6.8. Bẫy đá Pinăng Tắc
Nằm cách thành phố Phan Rang- Tháp Chàm khoảng 70km về hướng tây bắc, thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái (cách UBND huyện Ninh Sơn khoảng 40km), di tích lịch sử bẫy đá Pinăng Tắc được dựng trên đỉnh đèo Gia Trúc. Địa thế ở đây vô cùng hiểm trở, một bên là núi cao chót vót, xanh thẳm rừng đại ngàn; một bên là vực sâu hun hút. Lợi dụng địa thế tự nhiên, Pinăng Tắc chỉ huy dân công chặt cây rồi lấy dây rừng bện thành những tấm sàn gỗ rộng lớn chất đầy đá núi neo cứng. Khi chặt dứt dây treo bẫy thì đá núi đổ lăn xuống vực tạo thành thế trận thiên la địa võng. Bẫy đá được xây dựng vào cuối năm 1959 và đầu năm 1960, đây là nơi ghi lại trận địa phục kích địch bằng bẫy đá trưa ngày 8/4/1961 của du kích Rắglay, dưới sự chỉ huy của Pinăng Tắc (được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang vào năm 1965)- con chim đầu đàn của dân tộc Rắglay- để bảo vệ núi rừng, buôn rẫy. Ngày nay, bẫy đá trở thành biểu tượng gắn liền với quê hương, núi rừng dân tộc Rắglay.
6.9. Di tích lịch sử CK 19
Nằm dưới chân núi Chúa thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải là nơi in đậm dấu tích lịch sử của một thời hào hùng chống xâm lược. Căn cứ này lấy tên là CK19 vì được thành lập vào ngày 19/8/1946. Căn cứ CK19 tồn tại trong thời kỳ chống Pháp, đến chống Mỹ và cho đến ngày hoàn toàn giảI phóng. Đây là một trong những nơi ẩn náu của Bộ chỉ huy quân sự để chỉ đạo chiến tranh, hiện nay vẫn còn những di tích để lại như hầm hào, bếp Hoàng Cầm. Bờ biển ở đây là nơi tập kết vũ khí và quân trang từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Đại đội trưởng phụ trách CK19 đầu tiên là Thái Chu Lương. Sau khi hy sinh, đại đội được vinh dự mang tên anh “đại đội Thái Chu Lương”. Chính quyền và nhân dân địa phương mong muốn được khôi phục và tôn tạo khu di tích này để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.
6.10. Căn cứ CK7
Nằm về hướng tây nam, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 25km thuộc địa bàn xã Nhị Hà, huyện Ninh Phước. Căn cứ được hình thành dựa theo con suối bắt nguồn từ hòn Thông chảy giữa hai sườn núi đến chân hòn Nhọn đổ thành thác xuống hồ Đá Mán. Con suối này có nước chảy quanh năm, vị thế rất hiểm trở, rừng rậm kín đáo, có nhiều hang động rất thuận lợi cho việc lập căn cứ che dấu lực lượng, vừa phòng thủ vừa tiến công. Lúc đầu, căn cứ được lập tại hồ Đá Mán nhưng do không an toàn nên lực lượng lùi dần về phía sâu trong lòng hồ. Qua 7 lần di chuyển, lực lượng dừng luôn ở đó và đặt cho căn cứ là CK7. Vùng căn cứ CK7 hiện nay đã xây dựng hồ chứa nước, là điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn.
6.11. Đình Vạn Phước
Được xây dựng năm 1848, tại thôn Vạn Phước, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Có thể nói lịch sử đình Vạn Phước gắn liền với quá trình thành lập làng. Đối với người dân ở đây, ngôi đình không chỉ là không gian thu hẹp của làng quê, nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Hằng năm, cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, người dân Vạn Phước khắp nơi về dự hội làng để tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở đất.
Đình làng Vạn Phước còn là một công trình kiến trúc điêu khắc có giá trị cao so với các đình làng khác trong tỉnh. Những nét chạm khắc tinh xão với đề tài tứ linh: long, lân, qui, phụng trên các điện mái, kèo cột, rường xà, trang thờ,... Đã thể hiện được tài năng của nhiều thế hệ. Cách trang trí của đình làng Vạn Phước mang đậm nét văn hoá đời Nguyễn. Những ghế án, sắc phong của các đời vua Tự Đức, Khải Định vẫn còn được lưu giữ đến ngày hôm nay. Dưới thời Pháp thuộc, đình Vạn Phước gắn liền với những hoạt động đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân Ninh Thuận. Năm 1999, Bộ Văn hoá Thông tin đã có quyết định công nhận đình Vạn Phước là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
7. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM
7.1. Điều kiện tự nhiên:
Phan Rang –Tháp Chàm là đô thị đồng bằng ven biển Nam Trung bộ, tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận. Thành phố có tọa độ từ 11o31’32” đến 14o40’8” độ vĩ Bắc, từ 108o 54’50” đến 109o31’26” độ kinh Đông; Bắc – Đông Bắc giáp huyện Ninh Hải, Nam – Tây Nam giáp huyện Ninh Phước, Tây – Tây Bắc giáp huyện Ninh Sơn và Bác Ái, Đông giáp biển Đông.
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có vị trí là đầu mối giao thông quốc lộ 1A với quốc lộ 27 đi Đà Lạt (Lâm Đồng), có tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam đi qua ga Tháp Chàm, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường sắt; gần cảng biển và sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa). Trung tâm thành phố cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam, cách thành phố Nha Trang 110km về phía Bắc, cách thành phố Đà Lạt 110km về phía Tây, hình thánh tam giác phát trển Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang.
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm trong vùng có khí hậu khô hạn, mưa ít, nắng nhiều, bốc hơi mạnh. Nhiệt độ trung bình 270C tổng nhiệt độ hàng năm từ 9500-100000C. Số giờ nắng hàng năm biến động từ 2600-3000 giờ /năm.
Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa đến muộn (tháng 8 - tháng 11, nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 11), lượng mưa trung bình từ 750-1000mm/năm, số ngày mưa trung bình từ 51-68 ngày / năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1700-1800mm. Độ ẩm không khí trung bình là 75%. Hướng gió chính là gió Đông Bắc và gió Tây Nam, tốc độ gió trung bình 2.7mm/s.
Thành Phố Phan Rang-Tháp Chàm có diện tích tự nhiên 7.937.56 ha. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3-5 m so với mặt nước biển. Đặc điểm đất đai và địa hình cơ bản thuận lợi cho phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và mở rộng không gian đô thị.
Tài nguyên đất đai thuộc địa bàn Thành Phố có nhiều loại đất đai khác nhau: đất ven biển chiếm 1.91% diện tích tự nhiên, đất phù sa chiếm 14.27%, đất bạc màu chiếm 5.31%, đất đỏ chiếm 1.67%....Trong đó có loại đất thích hợp vớ các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như nho, tỏi, hành tây, ớt,….Là những sản phẩm nổi tiếng với người tiêu dùng trong nước.
Thành Phố Phan Rang-Tháp Chàm chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Dinh (sông cái Phan Rang) bắt nguồn từ núi É Lâm Thượng, giáp với tỉnh Lâm Đồng đổ ra biển đông tại cửa biển Đông Hải. Sông Dinh có chiều dài 119km với diện tích lưu vực khoảng 3000 km2, đoạn chảy qua Thành Phố Phan Rang- Tháp Chàm dài 16km. Trên sông Dinh có 2 đập chính là đập Nha Trinh Và đập Lâm Cấm. Hệ thống sông Cái Phan Rang và hệ thống sông suối độc lập ngoài hệ thống sông Cái là hệ thống cung cấp nước mặt, bảo đảm nước tưới cho hầu hết diện tích đất nông nghiệp của thành phố, trong đó khoảng 1800ha được tưới tự nhiên; đồng thời cung cấp nguồn nước cho các hệ thống xử lý nước sinh hoạt.
Thành Phố Phan Rang – Tháp Chàm có bờ biển dài 08km ở các phường, xã Đông Hải, Mỹ Hải, Mỹ Đông, Mỹ Bình và Văn Hải. Bờ biển có bờ dốc thấp, bãi cát rộng, rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Bờ biển và cảnh quan thiên nhiên của Thành Phố có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch và bãi biển Bình Sơn– Ninh Chữ là một trong những khu du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận. Trên suốt chiều dài bờ biển đã hình thành các khu du lịch như Hoàn Cầu, Đen Giòn, Sơn Long Thuận,…ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Cửa biển Đông Hải của thành phố gắn với ngư trường biển của tỉnh Ninh Thuận, là một trong những trường lớn của cả nước, có tổng trữ lượng tôm, cá khoảng 120.000 tấn, hàng năm có thể khai thác từ 50.000-60.000 tấn. Chủng loại hải sản phong phú, nhiều loại cá giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực, cá thu, cá mú, cá hồng,…cung cấp cho tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
7.2. Xã hội và con người Thành phố:
Theo lịch sử ghi lại: vào mùa xuân năm Quý Tỵ (1653), chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), lập dinh Thái Khang từ núi đá Bia - Đèo Cả đến bờ Bắc sông Phan Luân (sông Phan Rang, sông Dinh ngày nay). Vùng đất Phan Rang –Tháp Chàm thuộc phủ Diên Ninh là một trong hai phủ của dinh Thái Khang lúc bấy giờ. Đến năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) đã mở rộng từ Phan Rang đến Bình Thuận lập trấn Thuận Thành và chia thành 4 đạo: Phan Rang, Phan Thiết, Ma Li và Phố Hài ; từ đó địa danh hành chính Phan Rang chính thức ra đời. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), trấn Thuận Thành được đổi thành 2 phủ: Ninh Thuận và Hàm Thuận. Năm Thành Thái thứ 13 (1901) và ngày 20/05/1901, triều Nguyễn thành lập tỉnh Phan Rang, bao gồm các đạo Ninh Thuận, huyện An Phước và huyện Tân Khai, tỉnh lỵ đặt tại Phan Rang.
Từ đầu thế kỷ XX đến sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, cùng với tỉnh Ninh Thuận, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cũng trải qua nhiều lần xác nhập, tái lập, thay đổi địa danh và địa giới. Ngày 28/01/1946, thực dân Pháp tái chiếm tỉnh Ninh Thuận, chính quyền Cách Mạng đã phân chia lại địa bàn và khu vực để thuận lợi cho chỉ đạo kháng chiến. Toàn tỉnh được chia thành 3 huyện: Ninh Hải Hạ, Ninh Hải Thượng và huyện Ninh Sơn (thị xã Phan Rang-Tháp Chàm Thuộc Ninh Hải Hạ) và đến tháng 02/1947, bỏ đơn vị huyện để thành lập 5 vùng, vùng đất Phan Rang-Tháp Chàm là vùng 5. Tháng 8/1948, vùng 5 được chính phủ cách mạng đổi thành thị xã Phan Rang-Tháp Chàm. Địa danh Phan Rang-Tháp Chàm chính thức biết đến từ đó.
Trước giải phóng (16/4/1975), chế độ cũ phân chia Phan Rang-Tháp Chàm thành 2 đơn vị hành chánh: Tháp Chàm là quận lỵ quận Bửu Sơn (đóng tại phường Đô Vinh ngày nay). Thị xã Phan Rang là tỉnh lỵ Tỉnh Ninh Thuận. Sau giải phóng, Phan Rang-Tháp Chàm có 10 phường, xã; diện tích tự nhiên khoảng 4500 ha với dân số 63.920 người.
Từ tháng 2/1976 đến tháng 4/1977 Phan Rang-Tháp Chàm là tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải (đến tháng 6/1977 tỉnh lỵ chuyển về thị xã Phan Thiết). Thực hiện quyết định số 124/CP ngày 27/4/1977 của Hội Đồng Chính Phủ, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm được tách ra làm 2 thị trấn: Thị Trấn Phan Rang (gồm 6 phường :Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long và Tấn Tài), là huyện lỵ huyện Ninh Hải; Thị Trấn Tháp Chàm (gồm 3 phường: Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ) là huyện lỵ của huyện An Sơn.
Thực hiện Quyết Định số 45/QĐ/HĐBT ngày 01/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), thị xã Phan Rang-Tháp Chàm được tái lập gồm 9 phường, 3 xã và khu kinh tế mới Sông Than (thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1982; là Thị xã trọng điểm khu vực phía bắc tỉnh Thuận Hải. Đến ngày 26/12/1991, kỳ họp thứ X, Quốc Hội khóa VIII đã ra quyết định tách tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Tỉnh Ninh Thuận được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1992; thị xã Phan Rang-Tháp Chàm trở lại vị trí tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Lúc này Phan Rang-Tháp Chàm có 9 phường và 4 xã (xã Khánh Hải đã chuyển giao về huyện Ninh Hải năm 1991) có diện tích tự nhiên 7.937.56 ha với dân số trên 125.000 người
Ngày 25/12/2001, thực hiện Nghị định số 99/2001/NĐ-CP của chính phủ, sau khi thành lập và điều chỉnh địa giới hành chính các phường, xã, thị xã Phan Rang-Tháp Chàn có 15 đơn vị hành chính gồm các phường Đô Vinh, Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Đạo Long, Tấn Tài, Kinh Dinh, Mỹ Đông, Đài Sơn, Đông Hải, và các xã Thành Hải, Văn Hải, Mỹ Hải với diện tích tự nhiên 7.937.56 ha và dân số trên 135.000 người. Ngày 02/02/2005, Bộ xây dựng ban hành Quyết Định số 132/QĐ-BXD công nhận thị xã Phan Rang-Tháp Chàm là đô thị loại III. Ngày 08/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Phan Rang-Tháp Chàm trên cơ sơ toàn bộ diện tích tự nhiện, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Phan Rang-Tháp Chàm.
Dân số thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đến năm 2005 là 162.941 người. Mật độ dân số trung bình: 2.054 người/km2. Phường Kinh Dinh có mật độ dân số cao nhất: 21.847 người/km2 và phường Đô Vinh có mật đô dân số thấp nhất: 451 người/km2. Thành phần dân tộc của thành phố: người Kinh chiếm đa số (98%), người Hoa (0,096%), người chăm (1,03%)….
Nghề làm nước mắm từ đầu thế kỷ XX ở Phan Rang-Tháp Chàm cũng rất phát triển. Các lò nước mắm nổi tiếng lúc bấy giờ ở Đông Hải vẫn được duy trì đến ngày nay.
Dưới thời pháp thuộc, nhân dân lao động Phan Rang-Tháp Chàm còn bị bọn thống trị bóc lột nặng nề. Hàng năm, chúng bắt dân đóng các loại thuế hết sức nặng nề. Sống trong tình cảnh như vậy, người dân chỉ còn một con đường tự cứu là đấu tranh giai cấp. Năm 1910, hơn 2000 công nhân miền Bắc làm tuyến đường xe lửa Tháp Chàm-Đà Lạt đấu tranh không chịu làm xâu lển miền rừng núi. Năm 1930, công nhân Đề-pô xe lửa Tháp Chàm tổ chức mitting công khai kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1/5, đưa yêu cầu đòi quyền dân sinh,dân chủ. Từ năm 1936-1939, các cuộc đấu tranh của nông dân chống địa chủ Đuy Van, cuộc bãi chạy của các anh em đánh xe ngựa chống tên “có” Mác-Xen, các cuộc bãi thị của tiểu thương, bãi khóa của học sinh lần lượt nổ ra. Những cuộc đấu tranh nói trên đã rèn luyện cho quần chúng tinh thần bất khuất trước kẻ thù, tinh thần đoàn kết đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tinh thần ấy được phát huy cao độ từ khi có Đảng Cộng sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Các cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng ở Phan Rang-Tháp Chàm từ khi có Đảng lãnh đạo đã có chiều rộng và chiều sâu, có tổ chức, có kế hoạch và đã đề ra mục tiêu đấu tranh cụ thể. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại làng Bảo An, tiến tới giành thắng lợi trong toàn tỉnh Ninh Thuận vào ngày 21/8/1945.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Phan Rang-Tháp Chàm một lòng theo Đảng, quyết tâm làm cách mạng, quyết tâm kháng chiến để giải phóng miền Nam, thống nhất Đất Nước, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ Quốc. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Phan Rang-Tháp Chàm đã không ngừng phấn đấu đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, Chính quyền, các đoàn thể quần chúng và đang cùng nhân dân cả tỉnh, cả nước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Với những thành tích đạt được trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Phan Rang-Tháp Chàm thị xã đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Giải phóng hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Và có 03 xã, phường: Đô Vinh, Bảo An và Văn Hải được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
(Nguồn theo tài liệu LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ PHAN RANH – THÁP CHÀM, tái bản và bổ sung năm 2007)
8. Ngày 02/02/2005, Bộ xây dựng ban hành Quyết Định số 132/QĐ-BXD công nhận thị xã Phan Rang-Tháp Chàm là đô thị loại III, đến ngày 08/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Và hiện nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố đang ra sức phấn đấu xây dựng Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đạt chuẩn đô thị loại II vào năm 2015, mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh và Thành phố đã đề ra:
- Trong “Phương hướng, nhiệm vụ chung”, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm lần thứ X, nhiệm kỳ 2011 – 2015, đã xác định:
“Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết toàn kết đảng bộ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tập trung khai thác và huy động tốt các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương, của tỉnh; tạo môi trường thuận lợi thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp – thủy sản; trong đó phát triển thương mại dịch vụ là khâu đột phá, công nghiệp chế biến là động lực. Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần để phát triển bền vững, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết có hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội và môi trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bảo đảm quốc phòng an ninh giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tạo bước đột phá mới, quyết tâm phấn đấu xây dựng thành phố Phan Rang – Tháp Chàm trở thành đô thị loại II vào năm 2015.”;
Trong “Quan điểm phát triển và Phương hướng chung” của Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 08/12/2011 của BCH Đảng bộ Tỉnh Ninh Thuận khóa XII về xây dựng thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đạt chuẩn đô thị loại II vào năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đã xác định:
“ - Phát triển kinh tế - xã hội của thành phố được đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, kết nối với các vùng trong tỉnh và các đô thị trong khu vực nam Trung bộ và Tây nguyên. Xây dựng và phát triển thành phố đạt chuẩn đô thị loại II vào năm 2015, định hướng đến năm 2020 và những năm tiếp theo là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, các cấp, các ngành; của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.
- Huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư một cách trọng tâm, trọng điểm để đạt mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và cải thiện môi trường sinh thái. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển. Xây dựng Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố biển, thành phố dịch vụ - thương mại và du lịch có môi trường xanh, sạch và thân thiện.”
“Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của tỉnh, trong đó Đảng bộ và nhân dân thành phố là nòng cốt nhằm khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của địa phương; huy động tối đa các nguồn lực tập trung phát triển kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường để thật sự là đầu tàu kinh tế của tỉnh, có đầu mối giao thông quan trọng nội tỉnh và liên vùng; là địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh của tỉnh và khu vực. Phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại II vào năm 2015; đến năm 2030 hoàn thành việc đầu tư hạ tầng va mở rông không gian đô thị theo quy hoạch, xây dựng thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là thành phố dịch vụ du lịch theo mô hình “thành phố công viên xanh, sạch, văn minh, hiện đại”, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao; trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.”
9. Thành phố Phan Rang Tháp Chàm đã có 4 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân:
- Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm (theo Quyết định số 634/QĐ-CTN ngày 24/6/2005 của Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam);
- Phường Đô Vinh; (theo Quyết định số 557/QĐ-CT ngày 30/8/1995 của Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam);
- Phường Bảo An (theo Quyết định số 634/QĐ-CTN ngày 24/6/2005 của Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam);
- Phường Văn Hải (theo Quyết định số 634/QĐ-CTN ngày 24/6/2005 của Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam).
- Đã có 43 Bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, hiện còn 01 Mẹ Nguyễn Thị Dọn (sinh năm 1927) còn sống tại phường Phủ Hà.
- Thành phố Phan Rang Tháp Chàm đã có 01 cá nhân tặng danh hiệu Anh hùng lao động là bà Hồ thị Lượm, sinh năm 1930, hiện sinh sống tại phường Phủ Hà. Bà được Chủ tịch Nước ký Quyết định tặng danh hiệu Anh hùng lao động ngày 01/01/1967, lúc đó Bà là Tổ trưởng Tổ sản xuất muối Vĩnh Ngọc, tỉnh Nghệ An.
DANH SÁCH MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
(Do Phòng Lao động TBXH thành phố PR-TC quản lý và cung cấp)
10. Văn hóa gia đình và danh hiệu “Gia đình văn hóa”
Không môi trường nào có những ảnh hưởng đến hành vi của con người bằng gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, thiêng liêng đối với mọi người. Tính chất thiêng liêng trong quan hệ ruột thịt là nhân tố có sức cảm hóa và thôi thúc các thành viên tự "hấp thụ” những giá trị gia đình một cách hiển nhiên. Với những đặc điểm như vậy, gia đình rất cần có những quy tắc, chuẩn mực để hình thành bệ phóng cho những nhân cách tốt đẹp. Giá trị gia đình có thể hình thành từ các sinh hoạt thông thường qua thói quen ứng xử, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và trong các mối quan hệ xã hội khác... Chính những giá trị này có tác dụng sâu sắc đến nhận thức, hành vi của mỗi thành viên.
Cha mẹ là những người đầu tiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành niềm tin và hành vi đạo đức của con trẻ. Tấm gương của cha mẹ trong việc lựa chọn các mục tiêu sống, tổ chức cuộc sống hay trong quá trình nuôi dạy con trở thành những mẫu mực và hình thành nên văn hóa gia đình. Trẻ em thường có khuynh hướng bắt chước các mẫu ứng xử của người lớn.
Dưới mắt con trẻ, cha mẹ vừa là người bảo bọc, vừa là những vị thần nhân ái, cũng có thể là những nhà bác học thiên tài hay là những nhà tiên tri độc đáo... Chính vì cảm nhận ấy, hầu hết trẻ em trong gia đình đều xem cha mẹ là những người khó sai lầm nhất hay bao giờ cũng rất tốt đẹp. Tính gương mẫu của cha mẹ được thể hiện ở lối sống, nếp sống và những thói quen hàng ngày.
Con cái luôn là niềm hy vọng của cha mẹ nhưng không phải bao giờ cũng là niềm vui liên tục. Đôi lúc, con cái có thể tạo ra áp lực và gây ra khá nhiều lo lắng cho cha mẹ. Các bậc cha mẹ không thể chỉ hành xử như một thiên thần dịu dàng mà nhiều lúc phải biết tạo ra tình huống "quản lý” để dạy con. Trong trường hợp này, uy quyền và nguyên tắc quan hệ cần được bảo đảm. Cha mẹ không thể hiện được uy quyền của mình thì khó định hướng được nhận thức, tình cảm và hành vi của con. Khi cha mẹ không thực thi được quyền uy thì các giá trị nhân văn trong gia đình khó có thể "kết" lại ở con trẻ theo một khuynh hướng tích cực.
Văn hóa gia đình cũng có thể được biểu hiện ở hình thức quan hệ thứ bậc, giữa anh chị em với nhau, giữa cha mẹ và ông bà, giữa các thành viên gia đình với người giúp việc... Tính chất của các mối quan hệ này sẽ trở thành nét văn hóa trong quá trình bày tỏ thái độ cũng như bộc lộ quan điểm và có hành động thích hợp. Nhiều trẻ em đã to tiếng với vú em khi từng nhiều lần chứng kiến mẹ đã mắng người giúp việc.
Các quy tắc ứng xử cũng cần được thống nhất. Ai sẽ là người đề xướng ý kiến, ai sẽ thực thi, và việc thống nhất ý kiến sẽ được tiến hành như thế nào... Tính gia trưởng, sự bất bình đẳng giữa vợ-chồng, cha mẹ-con cái trong gia đình sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự trưởng thành ở trẻ em. Tuy nhiên xu hướng quá đề cao dân chủ, đề cao giải phóng cá nhân, tự do cá nhân lại chứa đựng những nguy cơ khiến gia đình dễ khủng hoảng, con cái dễ trở thành người ngoài cuộc hoặc hình thành có thói quen hay phán xét gia đình.
Khi trẻ chưa đến tuổi trưởng thành, sống phụ thuộc vào cha mẹ là điều bình thường và không vì vậy mà cha mẹ lại áp đặt, tước bỏ những quyền lợi chính đáng của trẻ. Sự phụ thuộc và tự do là hai mặt của quan hệ cha mẹ và con cái, nó trở thành một điều kiện để trẻ em phát triển và trưởng thành. Nhiều bạn trẻ đã đánh mất sự hồn nhiên vốn có của tuổi thơ hoặc trở nên rụt rè, mất tự tin khi trong gia đình các em thường "được" cha mẹ lo lắng, nói thay điều em muốn nói, thậm chí "học" thay điều em cần học.
Văn hóa gia đình có thể được bộc lộ qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có những tác dụng nhất định và mức độ tác dụng tùy thuộc vào các giá trị đã được hình thành. Các nét văn hóa phù hợp với sự phát triển xã hội sẽ trở thành nhân tố tích cực trong quá trình tác động hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em.
Với vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Gia đình, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay, ngày 21/02/2005 Ban Bí thư Trung ương đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 49-CT/TW về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 về việc Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương, trong đó đã quy định tiêu chuẩn để xem xét công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa” như sau:
1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
b) Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình;
c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạch-đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả:
a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”, năng động làm giàu chính đáng;
c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
(Mời xem chi tiết tại đây)
11. Nhằm bảo đảm hè thống, lề thoáng, thuận lợi cho người đi bộ, giũ gìn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân ở các khu vục dân cư đô thị; Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 quy định về Quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị, trong đó tại mục IV đã quy định về việc Bảo đảm vệ sinh môi trường; Sử dụng lòng đường đô thị và hè phố làm nơi để xe, kinh doanh buôn bán hàng hóa thì phải như sau:
6. Bảo đảm vệ sinh môi trường
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia giữ gìn, bảo đảm vệ sinh vỉa hè, lòng đường trước trụ sở cơ quan, nhà riêng, không vứt rác, không để người khác đưa hàng hoá vật dụng tới bày bán, đổ rác, phế thải trên đường đô thị, làm mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trước cửa nhà, trụ sở cơ quan.
b) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường trên vỉa hè, lòng đường sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.
7. Sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong giấy phép.
b) Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải bố trí lối đi thuận tiện, an toàn cho người đi bộ và phương tiện giao thông.
8. Sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Các yêu cầu về chiều rộng lòng đường
- Đối với đường hai chiều: Lòng đường tối thiểu là 10,5m thì cho phép để xe một bên; tối thiểu là 14,0m thì cho phép để xe hai bên.
- Đối với đường một chiều: Lòng đường tối thiểu là 7,5m thì cho phép để xe bên phải phần xe chạy.
b) Không gây cản trở cho các phương tiện giao thông; không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, hộ gia đình hai bên đường phố.
c) Phù hợp với quy hoạch bến, bãi đỗ xe được phê duyệt; Uỷ ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bến, bãi đỗ xe cho các đô thị trên địa bàn quản lý, trong đó trên cơ sở chiều rộng mặt cắt đường, loại đường phố, tính chất đường phố, khả năng thông xe ... quy định rõ danh mục tuyến phố được phép để xe.
d) Khi sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe công cộng có thu phí thì ưu tiên đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng dọc tuyến đường đó trong việc thuê chỗ để xe ở vị trí liền kề với nhà, công trình cho nhu cầu của bản thân mình.
9. Sử dụng hè phố vào việc để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Không được cản trở giao thông của người đi bộ; phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m.
b) Phải ngăn nắp, gọn gàng bảo đảm mỹ quan đô thị.
c) Không để xe trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở; trên các tuyến phố tại trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch.
d) Các điểm trông giữ xe công cộng trên hè phố có thu phí phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố.
11. Việc chiếm chỗ, sử dụng hè phố để xây dựng cửa hàng, lắp đặt mái che
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
b) Việc xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố đối với các đô thị mới, đường phố mới phải được xác định ngay trong quy hoạch chi tiết, đối với các khu phố hiện trạng, chỉ được phép lắp đặt tạm thời các cửa hàng, kiốt phục vụ cho các dịp lễ hội, và phải tháo dỡ sau khi kết thúc lễ hội theo quy định của chính quyền địa phương.
c) Việc xây dựng, lắp đặt mái che mưa, che nắng phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng và được xem xét đồng thời khi cấp phép xây dựng.
d) Chính quyền địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng cửa hàng nhỏ, lắp đặt mái che mưa, che nắng ; tổ chức dỡ bỏ của hàng, mái che mưa, che nắng không theo đúng quy định.
13. Sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang
a) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang phải xin phép chính quyền địa phương nơi cư trú.
b) Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra và cho phép sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang.
c) Thời gian sử dụng tạm thời không quá 48 giờ và phải bố trí lối đi cho người đi bộ, chiều rộng tối thiểu của lối đi cho người đi bộ là 1,5m.
14. Sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa
Chỉ một số công trình, tuyến phố đặc thù mới được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m;
b) Bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố;
c) Không cho phép tổ chức kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở.
Và Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh, công viên, vườn hoa và hành vi vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng hè, đường thì cá nhân tổ chức bị xử lý:
“Điều 44. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh; tự ý ngắt hoa, cắt cành cây; vứt rác không đúng quy định hoặc có hành vi khác làm hư hỏng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ;
b. Xây bục bệ bao quanh gốc cây ở đường phố, công viên và những nơi công cộng khác không đúng quy định;
c. Giăng dây, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo và các vật dụng khác vào cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, công viên không đúng quy định;
d. Chăn, thả gia súc trong công viên, vườn hoa.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Tự ý chặt hạ, di dời cây xanh;
b. Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh trong khu vực đô thị;
c. Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông không đúng quy định;
d. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng và trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
đ. Sử dụng các công trình trong công viên không đúng mục đích;
e. Làm hư hỏng các công trình văn hóa, dịch vụ, công trình công cộng trong công viên, vườn hoa;
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi;
b. Buộc thực hiện đúng các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình trong công viên và quản lý cây xanh đô thị.
Điều 45. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng hè, đường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a. Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp lấn chiếm hè, đường;
b. Để các trang thiết bị thi công xây dựng công trình trên hè, đường không đúng quy định;
c. Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra hè, đường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Sử dụng hè, đường để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, buôn bán vật liệu xây dựng, sửa chữa hoặc rửa ô tô, xe máy;
b. Tổ chức trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không đúng quy định, không có giấy phép;
c. Đặt, treo biển quảng cáo, trang trí không đúng quy định.
d. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính;
đ. Không hoàn thiện mặt đường theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc kéo dài quá thời gian quy định;
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng hè, đường đô thị.”
(Mời xem chi tiết tại đây)
12. Để làm tốt Câu 5 “Mỗi công dân Thành phố cần phải làm gì (về nhận thức, hành động) để chung tay xây dựng Thành phố Phan Rang –Tháp Chàm là đô thị xanh - sạch và thân thiện”, các bạn cần chú ý trả lời theo các ý sau đây:
- Nhận thức của bạn về sự thay đổi bây giờ và so với trước đây của Phan Rang -Tháp Chàm nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung như thế nào?
- Với vai trò và trách nhiệm của một Công dân Thành phố bạn cần phải làm gì để đóng góp xây dựng quê hương Phan Rang -Tháp Chàm nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung, ngày càng xanh – sạch và thân thiện?
- Bạn thấy vấn đề gì thiết thực cần đề xuất, góp ý cho Chính quyền thành phố để xây dựng Thành phố Phan Rang –Tháp Chàm là đô thị xanh - sạch và thân thiện trong những năm đến?
Nếu bạn có giải pháp hay, có tính khả thi cao thì viết riêng phần giải pháp này (không tính vào phần tự luận 2.000 từ), Ban tổ chức sẽ xem xét riêng.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU
“QUÊ HƯƠNG PHAN RANG –THÁP CHÀM VÀ NINH THUẬN”