Theo Đài Tiếng nói nước Nga, các mục tiêu của Chiến lược vũ trụ khá táo bạo. Theo đó, đến năm 2030, các nhà du hành vũ trụ phải hiện diện trên Mặt Trăng phóng các thiết bị vũ trụ lên sao Kim và sao Mộc trên sao Hỏa sẽ xây dựng mạng lưới các trạm khoa học. Ngoài ra, Nga sẽ thiết kế chế tạo tên lửa hạng nặng có khả năng đưa lên quỹ đạo 180 tấn tải trọng từ sân bay vũ trụ cũng như phát triển hệ thống vũ trụ tái sử dụng. Cuối cùng, các nhà khoa học Nga cần phải đặt nền móng cho thế hệ trạm không gian mới và chuẩn bị cuộc thám hiểm tới sao Hỏa.
Đẳng cấp thế giới của các tàu vũ trụ Nga sẽ được bảo đảm bằng cách chuyển chúng sang hoạt động trên cơ sở dữ liệu điện tử chất lượng cao được sản xuất trong nước. Đến năm 2020, số lưọng các thành phần điện tử nước ngoài trên các vệ tinh sẽ giảm đến mức tối thiểu. Vấn đề này càng trở nên bức xúc sau khi Trạm liên hành tinh tự động “Phobos- Grunt” gặp nạn, mà một trong những nguyên nhân của sự cố này là do trục trặc của chíp nhập khẩu. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nga phụ trách quản lý ngành công nghiệp điện tử sẵn sàng thiết kế chế tạo các loại thiết bị cần thiết theo đơn đặt hàng của Cơ quan Vũ trụ Nga.
Giới chuyên gia cho rằng, các mục tiêu trong chiến lược phát triển vũ trụ của Nga hoàn toàn có tính khả thi nếu được cấp đầy đủ kinh phí. Tuy nhiên, văn kiện này không nêu rõ các nguồn tài chính ngân sách và ngoài ngân sách. Chính phủ Nga nên tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Mấy năm gần đây, khối lượng đầu tư vào ngành công nghiệp vũ trụ Nga đã gia tăng mạnh mẽ. Nga sẽ thành lập Hội đồng Vũ trụ trực thuộc Tổng thống để thực hiện chiến lược mới này. Chức năng chính của cơ quan này là giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực hoạt động không gian và điều phối chính sách vũ trụ của Nga.
TS