Bản báo cáo của LHQ cho hay, năm 2010 lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển tăng nhanh hơn mức tăng của năm 2009, cũng như nhanh hơn mức tăng trung bình của thập kỷ trước.
Lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng tới mức kỷ lục.
Hãng thông tấn Reuters cũng thông báo điều này, dựa trên Bản tổng kết hàng năm của Tổ chức khí tượng thế giới.
Theo bản tổng kết đó, nồng độ ba loại khí nhà kính chủ yếu trong khí quyển là cacbon dioxit, metan và nitơ monoxit– tăng so với thời kỳ trước công nghiệp hoá lần lượt là 39%,158% và 20%.
Nghị định thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto là văn bản thoả thuận đầu tiên mang tính toàn cầu, với sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giới về bảo vệ môi trường, dựa trên cơ chế điều chỉnh của thị trường – cơ chế thương mại quốc tế các quota về lượng khí nhà kính thải ra. Các nước tham gia Nghị định thư, xác định cho mình nghĩa vụ hạn chế và cắt giảm các khí thải trong thời kỳ kể từ 1 tháng giêng năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2012. Mục đích của việc hạn chế này là trong thời kỳ nói trên, giảm mức độ phát thải trung bình sáu loại khí (CO2, CH4, HFCs, PFCs, N2O, SF6) xuống 5,2 % so với năm 1990.
Nghị định thư cũng quy định cái gọi là “cơ chế linh hoạt” bao gồm:
1. Buôn bán quota. Một một chủ thể kinh tế, một nước, một vùng lãnh thổ có thể bán hoặc mua hạn ngạch khí thải được quy định cho mình đối với một chủ thể khác, nước khác, vùng lãnh tổ khác hoặc giao dịch trên thị trường trong nước và thế giới.
2. Các dự án hợp tác, dự án về giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện trên một vùng lãnh thổ, một nước được đầu tư toàn phần hoặc một phần của nước khác.
Nguồn VietNamNet