Mới đây, 151 nước thành viên IAEA đã thông qua kế hoạch hành động về an toàn hạt nhân, theo đó yêu cầu các nước có chương trình năng lượng hạt nhân phải thực hiện "các thử thách căng thẳng" của các nhà máy điện hạt nhân để đảm bảo phản ứng hiệu quả trước các tình trạng khẩn cấp quốc gia và quốc tế về hạt nhân. IAEA đã tăng cường mạnh mẽ chương trình an ninh hạt nhân để giúp các nước bảo vệ an toàn các tiện nghi hạt nhân và nguyên liệu phóng xạ trong mọi tình huống.
Ông Amanô nhấn mạnh số lò phản ứng hạt nhân trên thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong các thập kỷ tới bất chấp thảm hoạ hạt nhân mới đây ở Nhật Bản. Nhiều nước đang nỗ lực phát triển năng lượng hạt nhân trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn nhiên liệu hóa thạch dần cạn kiệt và an ninh năng lượng.
Tuy nhiên, ông cảnh báo mặc dù các ứng dụng hạt nhân ngày càng được mở rộng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, y tế...thì tiến triển nhằm đưa Nghị định thư Bổ sung Công ước bảo vệ nguồn vật liệu hạt nhân vẫn rất chậm chạp mặc dù đã qua 6 năm kể từ khi được thông qua. Nghị định Bổ sung này nhằm giảm mạnh các nguy cơ vật liệu hạt nhân rơi vào tay các phần tử khủng bố. Các nguồn tài chính mới trong chương trình hợp tác công nghệ đã tăng từ 112,2 triệu USD năm 2009 lên 127,7 triệu USD năm 2010. An toàn hạt nhân trở thành nhu cầu quan trọng nhất đối với các ứng dụng hạt nhân trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và lương thực…
Tổng Giám đốc IAEA lưu ý rằng 112 nước trong tổng số 151 thành viên IAEA đã đưa các nghị định thư bổ sung vào các hiệp định bảo vệ đã có hiệu lực được ký với IAEA. 113 nước cũng đã tham gia Chương trình dữ kiện buôn bán bất hợp pháp các vật liệu hạt nhân và phóng xạ. 172 sự kiện liên quan đến buôn bán bất hợp pháp nguyên liệu hạt nhân đã được phát hiện và đưa vào chương trình dữ kiện này. IAEA cũng góp phần thúc đẩy tích cực quá trình thiết lập các khu vực không có vũ khí hạt nhân ở châu Phi, Nam Thái Bình Dương, Trung Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Mỹ Latinh và Caribê.